Showing posts with label Khoa Học. Show all posts
Showing posts with label Khoa Học. Show all posts

Saturday, November 19, 2016

Những kỹ thuật thẩm vấn, hỏi cung cơ bản - không hề đơn giản như trên phim

Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay
Công việc không hề đơn giản như những bộ phim hình sự mà các bạn vẫn xem
Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay của hắn vung vãi khắp nơi trên hiện trường, và bingo! Hắn buộc phải thú nhận mọi việc.
Bạn có sự tự tin, bạn có khả năng sáng tạo, bạn dễ dàng đọc vị đối phương, nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có thể lấy lời khai từ bất cứ tên tội phạm nào. Thanh tra thẩm vấn là những người được đào tạo chuyên nghiệp ở lĩnh vực tâm lý xã hội, và họ có sẵn cho mình hàng tá những chiến thuật để moi lấy lời khai từ phía đối phương.
(Ảnh: Minh họa)
Buộc ai đó phải thú nhận tội lỗi của mình là chuyện không hề đơn giản, và thực tế, ngay cả những chuyên gia thẩm vấn xuất sắc nhất đôi lúc cũng phạm phải sai lầm. Không có cuộc thẩm vấn nào giống với cuộc thẩm vấn nào, nhưng điểm chung của chúng là đều khai thác những điểm yếu nhất định trong bản tính con người. Những điểm yếu này sẽ sớm bộc lộ khi bạn tạo cho đối phương một trạng thái căng thẳng, khi bạn buộc đối phương phải trải nghiệm những thái cực đối lập nhau. Thống trị và quy phục, kiểm soát và phụ thuộc, bi kịch và lạc quan – nếu bạn áp dụng đúng cách, ngay cả những tên tội phạm cứng đầu nhất cũng sẽ phải thú nhận.
Những kỹ năng hỏi cung cơ bản.
 Kỹ thuật thẩm vấn hiện đại phần lớn đều dựa trên việc nghiên cứu bản chất con người. Hầu hết chúng ta đều có xu hướng thích trò chuyện với những người có vẻ giống với mình. Một khi đã bắt đầu mở lời, sẽ rất khó để dừng lại. Một khi đã bắt đầu nói thật, sẽ càng khó hơn để dối trá. Khi viên thanh tra nói rằng dấu vân tay của bạn được tìm thấy trên núm cửa tại hiện trường, bạn vẫn sẽ cảm thấy tim mình đang đập mạnh hết cỡ, mặc dù bạn đã đeo găng lúc gây án.
Trong một vài trường hợp, nhà điều tra được phép nói dối nghi phạm để buộc hắn phải thú nhận. Điều này dựa trên việc cho rằng một người vô tội sẽ không bao giờ thú nhận tội ác mà anh ta (hoặc cô ta) chưa từng phạm phải, cho dù họ phải đối mặt với một chứng cứ giả tạo. Không may là không phải 100% các trường hợp đều diễn ra như vậy. Sử dụng quá nhiều chứng cứ giả tạo, sẽ có lúc bạn tống cổ một người vô tội vào xà lim.

Việc trấn áp tâm lý đối phương được bắt đầu ngay trước khi viên thanh tra mở lời. Phòng thẩm vấn được bố trí theo cách làm tối đa hóa cảm giác khó chịu và bất lực của nghi phạm, ngay từ khi hắn bước chân vào căn phòng. Một căn phòng thẩm vấn điển hình sẽ là một căn phòng nhỏ, cách âm, bên trong không có gì khác ngoài một cái bàn và 3 cái ghế. Nó tạo ra một không khí ngột ngạt, thiếu thiện cảm, khiến cho nghi phạm có cảm giác bị cô lập và chỉ muốn ra khỏi đó càng nhanh càng tốt.
 Trước khi đi vào cuộc hỏi cung, viên thanh tra  sẽ có một cuộc đối thoại nho nhỏ với nghi phạm. Viên thanh tra sẽ bằng mọi cách tạo ra một bầu không khí càng ít căng thẳng càng tốt. Họ sẽ đề nghị nghi phạm chia sẻ một số chi tiết đời thường như sở thích cá nhân hay một ước mơ nào đó. Họ làm mọi cách để lấy được niềm tin cũng như sự đồng thuận của đối phương. Một khi nghi phạm đã chịu mở lời, rất khó để họ dừng lại, và một khi họ đã chịu nói thật, càng khó hơn để bắt đầu dối trá.
Trong suốt cuộc trò chuyện này, mọi phản ứng, cả bằng lời lẫn không lời của nghi phạm sẽ được ghi lại. Một đường phản ứng nền (baseline reaction) được tạo ra, trước khi sự căng thẳng thực sự bắt đầu.
Một phương pháp khác thường được áp dụng để lấy được đường phản ứng nền, đó là phương pháp ghi nhận chuyển động của con mắt. Viên thanh tra sẽ hỏi những câu hỏi gợi nhớ (đòi hỏi trí nhớ) và những câu hỏi đòi hỏi suy nghĩ. Khi nghi phạm cố nhớ điều gì đó, mắt của hắn thường di chuyển sang bên phải – một biểu hiện của bộ não khi kích thích trung tâm ký ức. Khi nghi phạm nghĩ về điều gì đó, mắt hắn sẽ hướng lên trên hoặc sang phải – một biểu hiện khi bộ não đang kích thích trung khu nhận thức. Tất cả những chuyển động này đều được ghi lại.
 Đấu trí
 Cuộc thẩm vấn chỉ thực sự bắt đầu khi viên thanh tra sử dụng kỹ thuật gây áp lực lên đối phương. Kỹ thuật này bao gồm 9 bước, nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp một số bước bị bỏ qua. Không có cuộc thẩm vấn nào là điển hình, nhưng 9 bước cơ bản này sẽ giúp bạn phần nào nhận ra cách để thành công trong việc tra hỏi.
 Đối mặt
 Viên thanh tra sẽ phác thảo sơ bộ về diễn biến của vụ việc, đồng thời đưa ra những chứng cứ chống lại nghi phạm. Chứng cứ này có thể có thực, có thể được dựng lên, nhưng điều đó không quan trọng. Chúng được đưa ra nhằm mục đích khẳng định sự liên quan của nghi phạm đến vụ việc. Mức độ căng thẳng bắt đầu leo thang, và đây chính là thời điểm viên thanh tra rời khỏi chỗ ngồi. Việc di chuyển trong căn phòng và áp sát nghi phạm sẽ làm hắn cảm thấy bức bối và khó chịu.
Nếu nghi phạm bắt đầu tỏ ra bồn chồn, thường xuyên cựa quậy, liếm môi, vuốt tóc hoặc lặp lại bất cứ một hành động nào đó, viên thanh tra sẽ ghi nhận lại như là biểu hiện của sự dối trá, và họ biết là mình đang đi đúng hướng
 Dàn dựng
 Viên thanh tra xây dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau để buộc nghi phạm phải nhận tội. Họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nghi phạm, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hắn làm điều đó, tại sao hắn nghĩ hắn có thể làm điều đó, và hắn có thể biện hộ như thế nào cho hành vi của mình. Nghi phạm có động cơ nào khác thường không? Hắn có đổ lỗi cho nạn nhân không?
 Ngay khi câu chuyện trở nên hợp lý, viên thanh tra sẽ bắt đầu sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy thông cảm và logic để tâm sự với nghi phạm. Trong suốt quá trình này, viên thanh tra luôn phải nhìn trực tiếp vào mắt nghi phạm. Hắn có tỏ ra chú ý hơn so với trước không? Có khẽ gật đầu không? Có tỏ ý tán thành không? Nếu có, viên thanh tra sẽ tiếp tục đi sâu vào câu chuyện này, từ đó nhanh chóng lấy được lời khai của nghi phạm. Nếu không, họ buộc phải xây dựng một câu chuyện khác, hợp lý hơn với nghi phạm.
Dập tắt phủ nhận
 Việc để nghi phạm phủ nhận tội lỗi của hắn sẽ giúp hắn tăng thêm tự tin, do đó viên thanh tra cần biết cách đập tan sự phủ nhận này. Có nhiều cách thực hiện, ví dụ, bạn có thể nói với nghi phạm rằng, sẽ đến lượt hắn trình bày, nhưng ngay lúc này, hắn cần lắng nghe. Ngay từ khi bắt đầu cuộc thẩm vấn, nhất cử nhất động của nghi phạm đã bị theo dõi sát sao, và chỉ cần hắn có ý định phủ nhận, viên thanh tra sẽ ngay lập tức dập tắt chúng.
 Nếu như không có bất cứ sự phủ nhận nào, đó là một dấu hiệu rất tích cực. Nếu lời phủ nhận ít dần, hoặc dừng hẳn trong quá trình thẩm vấn, viên thanh tra biết rằng câu chuyện của mình đang đi đúng hướng, và họ đã đến rất gần lời thú tội.
 Lấn át
 Nghi phạm có thể sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau để phản bác lại viên thanh tra. “Tôi sẽ chẳng bao giờ cưỡng hiếp ai cả. Em gái tôi từng bị cưỡng hiếp, tôi biết điều đó đau đớn như thế nào. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với bất cứ ai.” Viên thanh tra sẽ sử dụng chi tiết này như một thông tin để chống lại nghi phạm. Họ có thể nói rằng, “Anh thấy đó, rất tốt. Anh nói rằng anh không bao giờ có ý làm chuyện này. Tôi biết anh đã mất lúc đó anh đã mất kiểm soát? Đó chỉ là một sai lầm nhất thời, hoàn toàn không phải bản chất của anh.”
 Đồng minh
 Đây chính là thời điểm thích hợp để viên thanh tra tỏ ra nản lòng và mất niềm tin. Họ cố tỏ ra rằng họ cần đến sự trợ giúp của nghi phạm, thông qua đó, làm hắn mất cảnh giác. Họ sẽ cố gắng ngồi lại gần hơn với nghi phạm, họ tiếp tục câu chuyện của mình với giọng điệu thân thiện hơn, thậm chí, họ cần đến những cử chỉ như vỗ vai, chạm tay…
 Mất kiểm soát
 Nếu nghi phạm có bất cứ một cử chỉ nào cho thấy hắn đã đầu hàng – úp mặt vào tay, đặt khuỷu tay trên gối, cúi vai… viên thanh tra nhận thấy cơ hội buộc hắn thú tội đã đến rất gần. Viên thanh tra sẽ bắt đầu chuyển từ việc tiếp tục câu chuyện đến việc xây dựng động cơ. Ngay lúc này, viên thanh tra sẽ bằng mọi cách nhìn trực tiếp vào đối tượng – càng lâu càng tốt, càng thường xuyên càng tốt, từ đó trạng thái căng thẳng cũng như mong muốn được thoát khỏi cuộc tra vấn này càng sớm càng tốt sẽ được đẩy lên cực độ.
Luân phiên
 Viên thanh tra sẽ đưa ra hai động cơ hoàn toàn đối lập nhau, một động cơ hoàn toàn dễ chấp nhận, “Anh giết hắn chỉ để bảo toàn tính mạng”, và một động cơ đáng ghê tởm, “Anh giết hắn chỉ vì tiền”. Viên thanh tra sẽ luân phiên thay đổi giữa 2 sự lựa chọn này, từ đó đẩy nghi phạm vào trạng thái căng thẳng cực độ, cho đến khi hắn đầu hàng và có dấu hiệu đồng thuận với một động cơ nào đó.
 Đối thoại
 Khi nghi phạm đã đồng thuận với một động cơ nào đó, việc thú tội chính thức bắt đầu. Viên thanh tra sẽ khuyến khích nghi phạm nói về tội ác của mình, và đưa vào phòng thẩm vấn thêm ít nhất 2 người nữa để chứng kiến. Việc đưa thêm người vào chứng kiến không nằm ngoài mục đích gia tăng stress cho nghi phạm, nhưng đồng thời cũng buộc nghi phạm phải xem lại lý do gây án của mình, từ đó, khẳng định chắc chắn lời thú tội của mình.
 Thú nhận
 Đây là bước cuối cùng trong nỗ lực buộc nghi phạm phải thừa nhận tội ác mình đã gây ra. Viên thanh tra sẽ buộc nghi phạm phải ghi lại lời thú tội này, thông qua một bản viết tay, hoặc một chiếc máy thu âm. Thông thường, nghi phạm sẽ bằng lòng làm mọi thứ để nhanh chóng được rời khỏi phòng thẩm vấn. Hắn sẽ xác nhận tính tự nguyện trong lời thú tội, và ký vào đó trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
 Một cuộc thẩm vấn thực sự
 Để hình dung rõ hơn về những phương thức thẩm vấn, hãy cùng tìm hiểu xem thanh tra Victor Lauria đã làm cách nào để buộc Nikole Michelle Frederick thú nhận tội ác của mình. Đứa con riêng chưa đầy 2 tuổi của chồng Frederick, đã được chuyển đến khoa cấp cứu trong tình trạng hấp hối, với những dấu hiệu rõ ràng của việc bạo hành. Cuộc thẩm vấn kéo dài 2 ngày, với kết thúc mà ai cũng có thể đoán trước.
 Lauria: Cô đánh giá khả năng làm mẹ của mình như thế nào?
 Frederick: Ừm, tôi nghĩ tôi đã làm khá tốt. Có thể tôi đã không được nghiêm khắc cho lắm.
 Lauria: Cô nghĩ Ann Marie có phải là một đứa trẻ ngoan không?
 Frederick: Tôi nghĩ nó khá nghịch ngợm. Nó khóc suốt ngày, luôn muốn được bế. Anh thấy đó, nó suốt ngày leo trèo nghịch ngợm, nên người nó lúc nào cũng tím bầm cả lên. Trông như lúc nào nó cũng bị đánh vậy.
 Frederick đã bắt đầu tạo lý do cho những vết thương của Ann Marie, đồng thời thiết lập cho mình một động cơ chính đáng – “Nó là một đứa trẻ nghịch ngợm”. Lauria đã sử dụng điều này như một cơ sở để bước đầu đi vào cuộc thẩm vấn. Anh để Frederick biết rằng cô sẽ bị lật tẩy như thế nào:
 Lauria: Có rất nhiều cách để cảnh sát biết được những vết bầm tím ấy là từ đâu mà ra.
 Frederick: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra. Con bé là người duy nhất biết được, và lúc này có vẻ nó chẳng nói năng được gì. Tôi không có ý thô lỗ, nhưng ông định thẩm vấn tôi đến bao giờ?
 Lauria: Như tôi đã nói đấy, chúng tôi có thể biết được rất nhiều thứ qua những vết bầm tím ấy. Bác sỹ, giám định pháp y, cô biết đấy, họ sống với những dấu vết ấy mà.
 Frederick: Thì sao?
 Lauria: Cô có cho rằng sẽ có người nghi ngờ chính cô đã gây ra chúng không?
 Frederick: Không.
 Lauria: Cô có nghi ngờ ai khác không?

Frederick: Không, nhưng anh nghe tôi nói rồi đấy. Không cứ là phải có người đánh mới có thể….
Lauria cắt ngang: Trong số những người có mặt tại nhà cô kể từ tối qua, có ai cô cho rằng sẽ không bao giờ làm thế với Ann Marie?
 Frederick: Tôi biết John sẽ không bao giờ làm thế. Thành thực thì tôi cũng không cho rằng Brian sẽ làm thế.
 Lauria: Và ai sẽ nói những lời tương tự với cô?
 Frederick: Ừm, có thể là John. Nhưng tôi thấy chuyện này là không cần thiết. Tôi chẳng tin vào những gì mấy tay bác sỹ hay giám định viên của anh nói…
 Lauria tiếp tục cắt ngang với một câu chuyện do anh dựng lên. Anh cho rằng đó là một tình huống nằm ngoài kiểm soát. Frederick không hề có ý đánh đập con mình, đó chẳng qua chỉ do cô đang mất bình tĩnh. Nhưng Frederick tỏ ra không đồng thuận với câu chuyện đó. Cô liên tục vặn hỏi, “Tại sao anh không tin tôi?”, và ngay lập tức, Lauria chuyển sang một câu chuyện khác. Anh cho rằng những vết thương đó không phải do một va đập hoặc ngã mà ra, rằng có ai đó đã đánh đập Ann Marie, nhưng đó không phải là Frederick.
 Khi nhận thấy sự đồng thuận từ thái độ của Frederick, Lauria tiếp tục đào sâu vào câu chuyện này. Anh đổ hết lỗi cho Ann Marie, rằng nó là một đứa trẻ khó dạy bảo, rằng nó ương bướng và nghịch ngợm đến mức không ai có thể chịu nổi. Khi nhận thấy Frederick đã tỏ ra đồng ý, Lauria bắt đầu đưa ra những động cơ gây án. Anh nói với Frederick rằng, “Khi không có lời giải thích, người ta sẽ hướng đến tình huống tồi tệ nhất”. Hai động cơ tương phản nhau được đưa ra, một tay sát thủ máu lạnh ưa thích việc hành hạ trẻ nhỏ, và một người mẹ trót phạm phải lỗi lầm trong giây phút mất kiểm soát. Kết cục cuối cùng hẳn bạn đọc cũng có thể đoán được.
Trong suốt hai ngày thẩm vấn, Frederick chưa hề hỏi thăm về tình hình của Ann Marie. Trong những giờ phút cuối, Laurie đã thẳng thắn hỏi Frederick về điều này. Frederick phủ nhận, đồng thời lập tức yêu cầu Laurie cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại của đứa trẻ. Khi Laurie nói rằng đứa bé đã chết não và có lẽ sẽ không qua khỏi, Frederick đã nhanh chóng sụp đổ, “Lạy Chúa, tôi đã phạm tội giết người! Tôi đã giết chết đứa bé ấy! Tôi đã giết chết nó rồi!”

Một câu chuyện có kết thúc không mấy lạc quan. Ann Marie chết vì những thương tích do bà mẹ kế gây ra, trong khi Nikole Michelle Frederick lĩnh mức án chung thân cho tội sát nhân độ I.
 Kết
 Thẩm vấn tội phạm chưa bao giờ là công việc dễ dàng như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Nó đòi hỏi rất nhiều tố chất, từ khả năng giao tiếp, quan sát, đọc được những suy nghĩ, cảm xúc của đối phương cho đến khả năng ứng biến cực kỳ nhanh nhạy. Môi trường công việc cực kỳ căng thẳng, chưa kể nguy cơ đến từ việc những tên tội phạm có thể xông vào ăn thua đủ với bạn bất cứ lúc nào. Đây thực sự là công việc dành cho những người có thần kinh thép.

(Nguồn: Sưu tầm)

Những hiệu ứng tâm lý cần thiết cho cuộc sống

Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Có đến 10 hiện tượng tâm lý hành vi hữu dụng nhất sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành vi của người khác và của cả bản thân mì
1. LỜI TIÊN TRI TỰ ĐÚNG
Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi. Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên. Ông nghĩ: Hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh. Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp.
Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.
(Ảnh minh họa)

2. HIỆU ỨNG QUÁ GIỚI HẠN
Tác gia nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa. Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.
Hiệu ứng siêu hạn thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
3. HIỆU ỨNG WESTERNERS
Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này: Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!”. Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa.
Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”, và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ.
Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v. Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi.
4. HIỆU ỨNG GIÓ NAM
Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine:
Gió Bắc và Gió Nam thi uy lực với nhau xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Đầu tiên là Gió Bắc thổ những luồng gió thật lạnh, lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam bắt đầu từ tốn lay động, gió thật dịu và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng Gió Nam chiến thắng.
Gió Nam trong câu chuyện sở dĩ đạt được mục đích là vì nó đã thuận theo nhu cầu nội tại của con người. Phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng Gió Nam”.
5. HIỆU ỨNG THÙNG GỖ
Tại sao có tên gọi này? Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu như những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì bạn sẽ thấy rõ ràng: lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó chỉ có thể đầy lên đến chiều cao của chỗ mảnh gỗ ngắn nhất mà thôi.
Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như một chiếc thùng gỗ lớn vậy, thành tích mỗi một môn học trong đó đều là một miếng gỗ không thể thiếu để ghép thành chiếc thùng. Sự ổn định trong thành tích tốt của trẻ không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng ở tình trạng chỉnh thể của nó, đặc biệt là ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn).
Ý nghĩa của hiệu ứng này? Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.
6. HIỆU ỨNG HAWTHORNE
Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình cho nên tình hình sản xuất không lý tưởng cho lắm. Sau đó, chuyên gia tâm lý đặc biệt đến đây làm một cuộc thí nghiệm: Trong khoảng thời gian 2 năm, vị chuyên gia này có cuộc trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và quy định trong quá trình trò chuyện, vị chuyên gia sẽ nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến và bất mãn của họ đối với công xưởng. Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ: sản lượng của công xưởng đã tăng vượt bậc. Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn khi đã phát tiết ra, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
7. HIỆU ỨNG TĂNG GIẢM
Hiệu ứng này trong giao tiếp giữa người với người chính là chỉ: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”. Lấy ví dụ, rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, trong khi cân món hàng họ luôn lấy một phần nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng khách hàng cần, chứ họ không lấy một phần lớn ngay rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”, mặc dù cả hai cách đều vì đạt đến số lượng khách hàng cần nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.
Khi chúng ta phê bình đánh giá trẻ nhỏ thường khó tránh “khen trước, chê sau”. Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra cho chúng thấy những lỗi chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng bằng những “thành quả” mà chúng đã đạt được, như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.
8. HIỆU ỨNG BƯƠM BƯỚM
Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Sau đó các nhà khoa học đã gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp.
Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.
9. HIỆU ỨNG ĐÓNG KÍ HIỆU
Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã lập một đội các tù nhân trong ngục đưa ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phát vài chuyên gia tâm lý đến huyến luyện, động viên các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến
Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý thuyết giáo rất nhiều với tù nhân và bắt mỗi người họ mỗi tuần phải viết một lá thư cho người thân nhất của mình. Nội dung trong thư do nhà tâm lý thống nhất chỉ định, thuật rằng: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v. Nhà tâm lý yêu cầu họ viết thật tỉ mỉ rồi gửi đi. Sau 3 tháng, các tù nhân ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ trong thư viết rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v. Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.
10. HIỆU ỨNG NGƯỠNG VÀO
Trong cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”. Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)

Sunday, August 14, 2016

6 điều đặc biệt mà 80% người trên thế giới muốn có cũng không thể

Con người luôn là câu đố lớn nhất mà hàng trăm năm qua các nhà khoa học. Dường như, những gì mà con người có thể làm được là vô biên, là thách thức cả đấng tạo hóa.


10 bí ẩn khiến các nhà khoa học chào thua

Nền khoa học trên thế giới đã rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu không ngờ tuy nhiên tới giờ, các nhà khoa học vẫn chịu thua trước nhiều hiện tượng bí ẩn.


Friday, July 22, 2016

Lịch sử đồ gốm sứ trên thế giới

Đ gốm chào đời cách đây có đến 9 hay 10 thế k. Người xưa nghiệm thy rằng đất sét không hút nước mưa mà còn dẻo, để nâng những dng cụ để chứa nước. Đỗ gốm buổi đầu quá thô sơ. Người ta nn đất sét bằng tay rồi đem phơi nng. Vật dụng bằng đất phơi như vậv rất giòn hay bể. Dụng cụ nào to quá như cái lu chẳng hạn, người ta bọc bên ngoài một cái giỏ hoặc trộn đất với rơm, để chc hơn.
Dần dn người xưa dùng đất sét làm gạch, nhái theo hình thức những cục đá núi bể ra.
Ta không quên ghi nhận cổ nhân cũng dùng đất sét để chế những dụng cụ văn tự, trang sức. Có thể nói từ Đông sang Tây, đất sét được dùng để biến thành vật liệu kiến trúc, dụng cụ nhà bếp và tác phẩm nghệ thuật. Nhiều vết tích tìm được ở miền Đông Âu, ở Anatolie, ở Palestine, Irak, Ai cập chứng t rằng đồ gốm có mt rất lâu đời. Từ Ai Cập nó dược phổ biến sang Á Đông sang Âu châu khoảng thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch.
(Ảnh: Làm đồ gốm)
 Tiểu Rập được nhiều đồ gm có từ 8 thế kỷ trước Tây lịch.
T 6500 trước công nguyên, đã phổ biến gạch xây nhà. Cui thế k th 5 trước Chúa giáng sinh tại Mesopotamie đã có gch làm bằng khuôn.
Tại Ai Cập, 5000 năm trước Tây lịch người ta dùng đt sông Nil có màu để làm đ gốm trông rt đẹp. Người ta cũng đã biết, trộn vào đất những dầu thảo mộc hay những v cây, lá cây quết nát.
Qua nhiu thế kỷ, đồ gốm làm bằng tay tiến bộ rất chậm. Bốn ngàn năm trước Tây lch, Người xứ Mesopotamin và Iran đã dùng bàn xây như ta thy ngàv nay tại Lái Thiêu chng hạn. Bàn xây chuyn động bng chân của ngưi thợ gốm, người ta còn gặp được Ai Cập trước Tây lịch 3200 năm và ở Nam Đông Âu châu khoảng 5000 năm trước công nguyên.
Thoạt đầu đ gốm nn xong đem phơi nng. Sau đó người ta dùng lửa để làm cho nó khô mau và thy nó cứng chc hơn.
Cần hầm đ gốm bàng lửa, song lò gốm chưa được sáng chế. Người ta đào hấm dưới đất ri đốt lửa quanh đ gốm và đốt lửa trên mật hầm. Lửa đốt nóng quá như vậy làm cho đ gốm hay bị nứt và đóng khói đen điu.
Hi xưa chưa có chất men, cố nhân phải nhi đất thật nhuyển ri làm cho bên trong và bên ngoài đ gốm thật láng đề nó khổi rịn nước.
T thế kỷ thứ 5 trước công nguyên là người ta đã biết dùng màu bng tho mộc để sơn vào đ gốm. Đó cũng là một thứ men.
Người Tàu biết làm đồ gốm từ thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch. Khoảng 200 trước Tây lịch, người Tàu đã dùng nhng lò gốm sức nóng t 1200oC đến 1100oC.
Hồi thế ký thứ 5 trước Tây lịch, người Tàu dùng Sa thạch (gres) để làm đồ gm. Đến đời Đường (618-907) ở Trung Hoa ph thông đồ s.

Thursday, July 21, 2016

Lịch sử ra đời của chiếc điện thoại

Năm 1871, chiếc điện thoại đầu tiên đuợc giới thiệu tại Hoa Kỳ bởi một người Ý tên Meucci (1808-1889). Nhưng vì ông này vì kém kiến thức khoa học, vừa kém tài chính nên sáng kiến không được thực hiện đến nơi đến chn.
Sau đó một, người Đc tên Philipp Reis (1834-1874) thiết lập một máy điện thoại và chính Reis là người đu tiên dùng danh từ điện thoại”.
Nhưng sử dụng điện thoại làm cho người ta tin tưởng thì công ca kỹ sư công dân Mỹ mà gốc Anh là Graham Bell năm 1876. Ông phải tranh đấu gay go để giành quyền ưu tiên phát minh vì oái oăm thay, ba giờ sau lúc ông giới thiệu phát minh của mình thì Elisha Gray cũng giới thiêu một chiếc điện thoại. Tòa thượng th Hoa K đã x Bell thng.
(Ảnh: Lịch sử điện thoại)
Đóng góp công lao đáng k vào việc hoàn bị báo điện thoại, còn phải kể kỹ sư người Anh là David Hughes (1831-1900). Vận chuyn những ô ch để kêu điện thoại là công ca Hughes phát minh năm 1855.
 trên ta đã biết chính Bell đã làm cho người ta tin tưng điện thoại Lần thứ nhất điên thoại được s dụng là ngày 10-3-1876. Bell đã kêu ông Watson : "Ông Watson, hãy lại đây, tôi cần nhờ ông. Tiếp tục công việc của Bell, nếu năm 1876 Edison thêm cục bin điện. Để chuyển âm mạch thi Hughes là cha đẻ của máy vi âm mạch mà bây giờ bạn dung hoài đó. Cảm động thay, khi Bell tạ thế tại Halifax, tức ngày 4-8-1922, hết các đài đin thoại trung ương ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã ngưng hoạt động trong một phút, để mác niệm anh,      con người đã khai sinh ra chúng. Nói đến cha đẻ của điện thoại người ta dĩ nhiên nghỉ đến Bell. Song người ta không có quyn quên một nhà bác học giá trị cao độ, làm việc âm thm, sáng chế điện thoại mà vì không mau tay lẹ chân nêu trình sáng kiến của mình tr hơn vài tiếng đng h...
Người ta còn phải kể nhiu tên tuổi nửa đã làm cho chiếc điện thoại hoàn ho như ngày nay, chng hạn củông Strowger, Pupin

Wednesday, July 20, 2016

Lịch sử sử dụng các loại đá mài trên thế giới

C nhân đã biết dùng đá mài từ rất sm. Có đến 10.000 năm trước Tây lịch, c nhân dùng đá Silex đ mài da các vật cứng khác,  Mesop-tamie, cách đây 4000 năm, Trước Tây lịch, người ta đã dùng đá mài để chạm các đồ bng sứ như lọ hoa, chậu tắm.
Trước thế kỷ 19, đá mài toàn là đá thiên nhiên. Từ thế k 19, đến bây giờ, mới có loại đá nhân to tức là người ta pha trộn nhiều loại đá đ chế ra th đá có sức cứng cao đ dùng mài dũa nhng vật cng mà đá cứng thiên nhiên không c xát ni.

(Ảnh: Các loại đá mài)
Sự phát minh đáng k về đá mài căn cứ vào hai sn phẩm căn bản : Đó là Carboran-dum Acheson phát minh năm 1897 và Aluminl kết tinh, Charles Jacobs phát minh năm 1901.
Nhng nhà phát kiến đá mài tên tuổi phải k là Sanford năm 1930, Pyl năm 1938, Mois San 1892.  
Năm 1955Bridgman dùng sc ép cao độ chế ra hột xoàn gọi là hột xoàn kỷ nghệ rồi từ đó ông chế ra loại đá cứng hơn hột xoàn nữa.
Người có sáng kiến lập một cây thang Mohs là ông Friedrich Mohs (1773-1839). Cây thang sắp hạng t 1 đến 10 căn cứ vào trình độ cứng của các loại đá.

Monday, July 18, 2016

Lịch sử khai thác, sử dụng dầu lửa trên thế giới

Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng dầu la dưới hình thức dầu la nguyên chất hay bitum mà bạn thấy nói đến trong Thánh kinh. Từ Ba Tư đến Ai Cập, cách đây 4000 năm trước Tây lịch, bitum được thông dụng trong qun chúng. Người ta biến nó thành h xây nhà, thành keo dán đồ, thành thuốc trị bệnh v.v... Người Sumerie tương truyn rng nếu ai ng nằm mơ tháy ăn nhầm bitum là điềm xu. Theo sử gia Hérodote thi bitum (màu đen và hôi).
Marco Polo (1254-1324 ) đi qua vùng Bakou, thuật lại rang đã thấy những suối dầu tuôn chy mà người ta có th hứng đy tàu trong mt lúc.
(Ảnh: Khai thác dầu lửa)
Âu châu, thế kỷ 16, dầu la được coi là một th du quí báu. Bauer mô t việc hút dầu, lọc du trong một tác phẩm đặc biệt nhan đề Deremetallica. Từ thế kỷ 17 đã có phong trào đào đất tìm kiếm du lửa.
Đầu thế kỷ 19, lối 1815, đáng k là công trình khai thác dầu của Hecker. Năm 1846, Gia Na Đai, Gesner biến chế một loại dầu hỏa mà ông gọi là Kerosene. Năm 1848, dầu Kerosene phổ thông trên thị trường.
Năm 1850, nhiu xưng lọc dầu mọc lên Pháp Nga, Lomani.
Tại Hoa Kỳ năm 1840, nhân cuộc đào một m muối diêm, người ta gặp một mỏ dầu hỏa. Năm 1885, đèn điện, đèn hơi thịnh thành nên kỹ nghệ dầu hỏa bị hăm dọa. Nhưng từ dầu hỏa, người ta lọc thành Et-xăng c dụng cho vô số loại máy móc. Đến thế kỷ 20, kỹ nghệ du hóa khởi sc xe hơi và máy bay là nguồn tiêu thụ du hóa tinh lọc đứng đầu các loại cơ khí. Từ dầu hỏa, ngoài ra Et-xăng người ta còn rút ra các loại hơi như Bu­tane, Propane, các loại dầu nặng như Butane, Pro­pane, các loại dầu nặng như Mazouthay Fuel-oil. Từ 1922, các sản phẩm này rất được tiêu thụ. Sau đệ nhất thế chiến, xe hơi ra đời với số lượng kinh khủng do đó Et-xăng được sản xuất đến cao độ để đáp ứng nhu cầu các loại ôtô trên thế giới. Từ đệ nhị thế chiến, đến giờ, các loại phi cơ đòi hỏi các loại dầu tinh lọc và tiêu thụ các loại Et-xăng hảo hạng đến tối đa.
Vi du lửa cần di chuyển với số lượng khổng l nên người ta dùng thùng tàu đặc biệt.
Năm 1868, có chiếc tàu chạy bằng hơi nước, bọc thép chở 240 tấn trong 8 bồn chứa, đã vượt qua biển Caspienme.
Trứ danh là năm 1886, có chiếc Gliickanf của Đức chứa 2.300 thùng. Năm 1863, Anh có chiếc Méthane Princess chở đến 20.000 tấn.


Wednesday, July 13, 2016

Lịch sử ngành thuộc da trên thế giới

Có nhiều tác giả quả quyết rằng có tới 35.000 năm trước đây, người nguyên thủy ăn lông ở lỗ đã biết dùng da thú để gói đ, làm vách, lợp nhà.
Quả quyết nầy không vô lý, nhiu du hiệu được khai quật như dụng cụ may da chng hạn đã chứng minh da được dùng từ thời tiẽn s. Muốn dùng lợp nhà, người ta xông khói da đ đủ sức chu nắng mưa, sương tuyết. Khi không còn ơ trong những hang động thì con người trên đường du mục, rày đây mai đó, dùng da để che lều. Người Esquimaux xưa và nay vẫn dùng da thú trong cácng việc ấy. 
(Ảnh: Phơi da thuộc)
 Sự thuộc da nầy ngày xưa không được tinh vi nhờ những cht hóa học như thời nay song họ cũng đã biết thuộc bằng nước vỏ cây ngâm ri thoa bên ngoài, sau khi da đ khô. Thuộc da bằng v cây ngâm bắt đầu và thịnh hành ở thời đại tân thạch khí. Người xứ Mesopotamie đung phèn chua để thuộc da. Người Ai Cập dùng mỡ thú vật. Người Hi Lạp, La Mã bắt chước người Ai Cập và dùng nhiều loại vỏ cây khác để vừa thuộc vừa nhuộm màu da. Văn hào PlineCuu đã cho ta biết người La Mã dùng phèn và vỏ cây Sumac. Nhiu cổ nhân dùng củ cây, rễ cây dùng trái nho, lá dâu vỏ cây thông.
(Ảnh: Phơi da thuộc)
 Đến thế kỷ XIII, người Á Rập mới có sáng kiến thuộc da thật khéo để trang hoàng nhà cửa. Nghệ thuật này được truyền sang Âu châu nhất là tại Tây Ban Nha.
Phải đợi đến thế kỷ 19, người ta mới bìết thuộc da bằng những phương thức khoa học.
Lối năm 1880, có hai người Gia Nã Đại là Dalton và Oulton tổ chức, nuôi nhiu giống thú có bộ lông tốt để lấy da. Dùng muối Coran để thuộc da là sáng kiến của Knapp và Cavalhn.
Năm 1898, Payne và Pullman cầu chưng lối dùng Formol để thuộc da. Nhưng đáng lưu tâm nhất là công trình qui mô của nhà thuộc da chuvên môn Procer (1848-1927). Cơrom được thế cho phèn và nhiều vỏ cây, rễ cây. Tuy nhiên không phải người ta bỏ hẳn các chất thảo mộc mà dùng chúng một cách khoa học hơn. Năm 1897 Roberto sáng chế cách dùng chất thảo mộc mà dùng chúng một cách khoa học hơn. Nàm 1897 Roberto sáng chễ cách dùng chất thảo mộc để thuộc da theo kiu hỏa tốc. Người mở cho ngành thuộc da cánh ca kỷ nghệ là nhà hóa học người Áo Stiasny năm 1911, Ông chế ra chất thuộc da hóa học gọi là Syntan, ngày nay còn đắc dụng.

Tuesday, July 12, 2016

Lịch sử sử dụng các loại súng cá nhân

Súng cá nhân thì từ năm 1476, tại trận Morat, người ta thấy sử dụng nhiều.
Có khẩu nặng phải tới hai người s dụng.
Năm 1525, trong trận Pavie, người Tây Ban Nha dùng súng Mousquet. Từ thế k XVII thì loại súng này được làm cho nhẹ đi, được gia tăng xạ tốc và khá năng chính xác.
(Ảnh: các loại súng cá nhân hiện đại)
Súng trường thì được dùng ở Pháp nám 1630
Năm 1703, người ta gắn thêm dao găm ngoài đầu súng.
Năm 1819, người ta phổ thông loại súng đi săn có trang bị hạt nổ bằng Fulminat thủy ngân mà Joseph Egg đã phát minh từ 1815.
Tại Pháp, năm 1866, ông Chassepot chế ra loại súng mang tên của ông. Xạ năng của súng này là mỗi phút bắn từ 5 đến 7 phát.
Nửa thế kỷ 19, loại súng phóng lựu ra đời,
Năm 1918, quân Đức phổ biến súng chống chiến xa. Xạ năng ca súng này là cách khong 500 thước, bắn thủng xe bọc thép 20 phân.
Đầu thế kỷ 18, súng Mousqueton được thông dụng.
Súng lục Pistolet có từ thế kỷ 15 mà đến thế kỷ 17 được chế thành tự động và đến thế k 20 nó được sử dụng bằng áp lực của hơi.
Súng lục Revolver, Hangelet đã nghĩ đến từ 1630.
Năm 1840, Colt đã chế ra thứ súng mang tên ông. Về sau Disismes và Lefaucheux hoàn hóa súng Colt ; Nó có thể bắn tự động hàng loạt sáu viên đạn một phát.
Kể ra Révolver hay Colt cũng là súng tự động. Song khi nói súng tự động, người ta cố ý nghĩ đến súng liên thanh (Mitailleuse) mà tiền thân ca nó là súng Baudequin hay súng Chariot Aorgue.
Năm 1870 tại Pháp Verchère de Refîye sáng chế liên thanh nặng, bn mi phút 150 phát.
Người phát minh liên thanh chính thức năm 1883 là một người Anh gốc Mỹ Hiram Stevens Maxim.
Năm 1915, tại Pháp, Chauchat dựa vào công trình ca Maxim, chế ra loại súng liên thanh ba chân. Trong trận đệ nhất thế chiến, loại tiểu liên thanh được phổ thông.
Thứ rốc két (roquette) gội là Katiouchka của Nga, là thứ vũ khí thoạt đu đã được sáng chế từ thế kỷ XIV, tuy cơ cấu lúc bấy giờ còn quá thô sơ.
Năm 1942, người ta nhái theo điu lệ của nhạc khí Bazooka.
Năm 1944, quân đội Đức sử dụng bom bay gọi là "Vi". Đó là thứ phi cơ dài 8 thước, không người lái, nặng 5 tấn, tốc lực 150 cây số một giờ, chứa khối lượng chất nổ là một tấn.

Từ 1954 trờ đi, các loại hỏa tiễn liên lục địa được Mỹ và Nga sử dụng trong nhiu chiến trường cũng như trong công cuộc khám phá không gian.