Wednesday, June 29, 2016

Âm hưởng học quá trình hình thành và phát triển

Ngay khi cổ nhân bắt đầu phân biệt được các âm thanh lộn xộn với âm thanh trong trẻo là khoa âm hưởng được khai sinh. Thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Pythagore đã nhận thức các tiếng búa đập trên đe khác nhau tùy sức nặng của búa. Từ nhận thức ấy, các đồ đệ của ông căn cứ vào sự dài ngắn ca dây đờn để phân biệt tiếng đàn.
(Ảnh: Âm hưởng học)
       Năm 330 trước công nguyên, Aristote đã nghiên cứu tiếng dội. Sau công nguyên, khoảng na thế kỷ đầu, Lucius Seneque đã giải thich tiếng dội là âm thanh rung trong không khí. Đến thế k thứ hai (trong một tác phẩm nhan đề là "Hòa âm"), Claude Ptolomee gom lại các kiến thức căn bản của người xưa v âm hưởng và cho rằng tiếng dội là kết quả những va chạm trong không khí lúc âm thanh dị chuyển nhanh. Cũng ở thời đó, người Hi Lạp và La Mã vận dụng âm thanh hưởng vào nghệ thuật sân khấu bằng những phương tiện rất thô sơ chẳng hạn như xây một tấm vách mé sau sân khấu cho dội tiếng ca diễn viên lại v.v...
       Âm hưởng mà được nghiên cứu như một khoa học phải qua mấy thế kỷ, tức là đến năm 1638 mới được Galilée các linh mục Pierre Gas- semd và Marin Mersenne. Đến hậu bán thế kỷ 17, âm hưởng được nghiên cứu sâu rộng hơn trong hai quyển sách công phu nhan đ Misurgia Miversalis và Phonurgia của Kircher, một linh mục Dòng Tên, người Đức. Năm 1683, Newton tung ra đời cuốn Principia làm cho người ta hiểu rõ v âm hưng hơn.
     Khám phá bằng âm thanh không có tiếng dội trong khoảng không là công trình của Guericke (1602-1686).
       Năm 1700, Zoseph Sauveur áp dụng các luật về âm hưng vào âm nhạc. Năm 1713, nhà toán học người Anh Taylor dùng toán học áp dụng các luật về âm hưởng vào vật lý học. Năm 1738, Hàn lâm viện khoa học ở Balê dùng 2 súng đại bác đặt cách nhau 29 cây số, cho nổ liển nhau để đo âm hưởng.
      Năm 1740, linh mục Nollet chứng minh rằng trong chất lỏng như nước chảng hạn cũng có âm hưởng.
       Năm 1762, Franklin quả quyết rằng âm thanh chuyển trong chất lỏng mau hơn trong không khí.
       Năm 1787, Chladni nỗ lực chứng minh âm hưng trong chất đặc.
       Năm 1804, Gay-Lussac chứng minh càng lên cao vì thiếu không khí, âm hưng càng giảm cường độ. Năm 1819, Charles Cogniard de la Tour sáng chế ra c hụ để đo sức rung ca âm thanh.
       Năm 1822, Laplace tiếp tục công trình của Newton, dùng súng đại bác đ đo âm hưởng.
       Năm 1827, âm hưởng lần đu tiên được đo trong chất lỏng bi Colla-don.
      Năm 1902, Rayleigh tập trung hết các nguyên tc căn bn v âm hưng vào một tác phẩm biên soạn công phu tên là Àtreatise on Sound.
       Năm 1907, kỷ sư Lee De Forest phát minh máy đo làn sóng Hertz.
       Năm 1880, hai anh em Pierre và Jacques Curie nghiên cứu và s dụng siêu âm.
(Nguồn: Những phát minh khoa học)

No comments:

Post a Comment