Showing posts with label Danh Nhân. Show all posts
Showing posts with label Danh Nhân. Show all posts

Thursday, June 2, 2016

Nữ hoàng Cleopartra - đẹp tuyệt trần hay xấu kinh khủng

Nữ hoàng Cleopatra (60-30 TCN) là một trong những người nổi tiếng nhất trong hơn 300 năm (332 TCN-30 SCN) người Hy Lạp nắm quyền hành ở Ai Cập. Chính danh Nữ hoàng của bà là Cleopatra VII Philopator. Không chỉ riêng bà, mà còn nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cùng tên Cleopatra (nghĩa là Niềm vinh quang của vua cha), nhưng vì bà quá nổi tiếng nên người sau nói đến tên này là nói đến bà, ở ta hay đọc là Cờ-lê-ô-pát. Bà là vị Nữ hoàng cuối cùng và nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập.
(Ảnh: Nữ hoàng Cleopartra)
Trong thời gian trị vì Ai Cập, bà đã chứng tỏ tài năng chính trị giữa các biến động lớn lao. Trí thông minh, tài thuyết phục và lèo lái con thuyền quốc gia trước nguy cơ đế quốc La Mã xâm lăng của bà đã đi vào thơ văn cổ Ai Cập, được các sử gia thán phục. Nhưng lạ thay, sau này người ta tuy cũng công nhận bà là Nữ hoàng trí tuệ và bản lĩnh, nhưng lại cũng bỏ không ít thời gian quan tâm bàn đến nhan sắc của bà. Các huyền thoại về sắc đẹp của bà thường dựa trên mối quan hệ với hai vị tướng và lãnh đạo hùng mạnh là Caesar (Xê-da) và Antony (Ăng-toan). Cả hai vị này đều đắm say và quyến luyến, có con với bà. Có sử gia cho rằng, bà rất hoàn mỹ, là “Người phụ nữ có vẻ đẹp vượt trội” và “vô cùng thông minh”. Nhưng có sử gia khác lại viết: “Nhan sắc của bà không đủ nổi bật để làm người ta vừa gặp cũng phải ngẩn ngơ.” Theo suy luận thông thường, người phụ nữ làm say mê hai danh tướng quyền thế bậc nhất thì khó có thể xấu xí được, nhưng cũng có lập luận cho rằng, tình yêu vì mục đích chính trị quan trọng hơn.
Vì không lưu lại được đến nay bức tượng nào, kể cả xác ướp của Nữ hoàng Cleopatra, nên các kết luận trái ngược nhau về nhan sắc của bà vẫn chưa ngã ngũ. Những đồng tiền in hình Nữ hoàng do bà cho phát hành lúc đương thời mới được tìm thấy gần đây (ảnh trên) cho thấy, bà khá giống đàn ông. Những đồng tiền cổ bằng vàng được phát hiện trước đó còn dập nổi một dung nhan tệ hơn, mũi lõ dài và quặp, nhọn hoắt, có người dựa vào hình này để nói bà “xấu kinh khủng”.
Quan niệm về vẻ đẹp ở mỗi nơi, mỗi thời đại rất khác biệt chẳng hạn như trong Tứ đại mỹ nhân (4 người đẹp nhất) của Trung Hoa xưa, thì “Yến ốm Hoàn mập”, Triệu Phi Yến thời Hán, người gầy mỏng thướt tha mới được coi là đẹp, Dương Ngọc Hoàn tức Dương Quý Phi thời Đường người tròn trịa mập mạp mới được liệt vào nhân. Vì vậy, vào thời Nữ hoàng Cloeparta trị vì, bà chắc hẳn là mỹ nhân đương thời, và chắc chắn chẳng thần dân Ai Cập nào quan tâm đến chuyện Nữ hoàng của họ có đẹp hay không theo quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ của chúng ta ngày nay, sau hơn 2.000 năm.
Nữ hoàng Clopatra được đánh giá là một trong số những người nổi tiếng mọi thời đại. Bà còn được coi là người đầu tiên sáng chế ra nước hoa và sử dụng nhiều các loại tinh dầu chiết suất từ hoa và cây cỏ để thoả mãn sự ưa thích kỳ lạ của mình. Nhiều sử gia tin rằng, vào thời đó, nước hoa, loại tạo hương quyến rũ mới lạ này đóng vai trò không nhỏ trong việc chinh phục hai yếu nhân hàng đầu của đế chế Hy Lạp đến với Nữ hoàng trị vì Ai Cập.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Tuesday, May 31, 2016

Thời cổ đại và Alexander Đại đế

Thời cổ đại
Có sử gia cho rằng thời cổ đại được tính từ người tiền sử, lại có sử gia khác tính thời này bắt đầu từ khi có chữ viết và kéo dài đến khoảng năm 467 là khi Đế quốc La Mã sụp đổ. Ngày nay, thời cổ đại thường được quan niệm một cách mềm dẻo hơn: Đó là thời đại của các quốc gia đầu tiên theo chế độ chuyên chế cổ đại hoặc chiếm hữu nô lệ ở các khu vực trên thế giới hoặc là thời đại của nhừng nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Trong các nước, khung thời gian của thời cổ đại thường không khớp nhau nhưng đó là cách tính của riêng từng quốc gia.
Alexander Đại đế
Trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356- 323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336-323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.
(Ảnh: Bức tượng của Alexander đại để)
Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ sáu trong tháng sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis (nữ thần săn bắn) ở Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn. Các nhà tiên tri tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng". Sự thật đã xảy ra như vậy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như đánh đâu thắng đấy.
Nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi. Trong chiến dịch này, trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Ba Tư Danus III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư. Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn (không thấy có số liệu đầy đủ) quân Ba Tư. Trong trận này, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Chủ soái Darius III của Ba Tư phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác.
Một chi tiết nói lên tài năng cầm quân nổi bật của vị hoàng đế - tướng kỳ tài này, là sau trận chiến, phía Ba Tư mất gần 4 vạn quân trong khi quân của Alexander chỉ mất có vài trăm nguời.

Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Wednesday, May 4, 2016

Giáo sư Lưu Lệ Hằng - Nhà thiên văn vật lý hàng đầu thế giới

Sau giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng tr thành nhà Thiên văn học người Mỹ gốc Việt thứ 2 toả sáng trong bầu trời các nhà thiên văn vật lý hàng đầu thế giới.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng, tên tiếng Mỹ là Jane X. Lưu, còn thường được gọi là Janne Lưu, sinh năm 1963 ở miền Nam Việt Nam và lớn lên ở Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Sau đó bà theo gia đình sang Mỹ, đến tiểu bang Kentucky. Tình cờ, sau một chuyến tham quan phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực, bị hấp dẫn bởi phòng thí nghiệm các phi thuyền với các sứ mệnh vũ trụ, bà quyết định chọn ngành thiên văn học. Bà thi đậu vào trường Đại học Stanford (California), tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984. Bà làm nghiên cứu sinh tại Đại học California tại Baerkeley và Học viện công nghệ Massachusetts dưới sự hướng dẫn của giáo sư David C.Jewitt. Sau 5 năm quan sát, vào năm 1992, họ tìm đã phát hiện ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper (các thiên thể nằm ngoài sao Hải Vương) và sau đó phát hiện ra vành đai này với khoảng 70.000 thiên thạch. Phát hiện này là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu hành tinh hệ mặt trời.
(Ảnh: Nữ Giáo sư Lưu Lệ Hằng)
 Năm 1991, bà nhận giải thưởng Annie J.Cannon thiên văn học của Hội Thiên văn học Mỹ, năm 1992 nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Massachusette và học bổng Hubble của Đại học Califomiai Baerker Tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh (5430 Luu) để vinh danh.
Sau đó bà trở thành giáo sư tại Đại học Harvard và cũng từng làm giáo sư tại Đại học Leiden (Hà Lan) rồi trở lại Mỹ làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln, Học viện Massaehusette.
Năm 2004, giáo sư Lưu Lệ Hằng và người thầy, người đồng nghiệp David C.Jewitt thông báo phát hiện tinh thể bằng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất trong vành đai Kuier được biết đến vào thời điểm đó.
Từ 1993 đến 1995, bà cùng 7 đồng nghiệp đã phát hiện ra 31 tiểu hành tinh. Ngoài giải thưởng Annie J. Cannon thiên văn học của Hội Thiên văn học Mỹ (1991), giáo sư Lưu Lệ Hằng còn được trao 2 giải thưởng lớn cũng vào năm 2012. Giải Giải thưởng Thiên văn học 2012 được trao cho công trình khám phá ra vành đai Kuiper của ba nhà thiên văn học Mỹ, các giáo sư: David C. Jewitt, Jane X. Lưu (Lưu Lệ Hằng) và Michael E. Brown. Giải này được coi như giải Nobel Thiên văn học của thế giới. Bà và giáo sư David C. Jewitt lại tiếp tục nhận Giải Shaw Thiên văn học 2012 về công lao định danh các vật thể ngoài Hải Vương tinh. Giải này được coi như Nobel Thiên văn học của châu Á.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Monday, April 25, 2016

Thời trung đại và Thành Cát Tư Hãn

Thời trung đại
Thời trung đại là thời kì lịch sử nằm sau cổ đại và trước cận đại, tức "thời kì ở giữa". Khái niệm chung là như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng rạch ròi hay thống nhất vì nhiều cách nhìn nhận.
Nhiều sử gia châu Âu tính mốc thời này từ sự sụp đổ của đế quốc La Mã (476) đến 1488 với cuộc phát kiến địa lí đầu tiên tìm thấy mũi Hảo Vọng. Cách phân đoạn như vậy chỉ có thể ứng với lịch sử Tây Âu. Về sau nhiều nhà sử học gắn ý nghĩa của thời trung đại với thời kì tồn tại chủ yếu của chế độ phong kiến. Tuy cách phân đoạn này làm vấn đề sẽ phức tạp hơn vì năm bắt đầu và kết thúc của chế độ phong kiến ở mỗi nước khác nhau, ở châu Âu từ TK 16 - TK 18, ở châu Á là TK 19, nhưng mang lại được một số đặc trưng chung của một giai đoạn lịch sử trên toàn thế giới. 
(Ảnh: Thành Cát Tư Hãn)
 Trong các vị vua và tướng kiệt xuất của châu Á trong thời trung đại, vị vua và tướng kỳ tài người Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất.
Sự nghiệp của ông bắt đầu từ việc thống nhất các bộ tộc Mông cổ, được các thủ lĩnh trong liên minh bầu làm Đại Hãn (Vua của cả thế giới). Tiếp đó ông thôn tính các nước Tây Á, Trung Quốc, rồi đánh chiếm sang châu Âu, tràn đến tận Biển Đen ngăn châu Âu với Tiểu Á.
Tài năng quân sự của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (10 - thập hộ, 100 - bách hộ, 1.0001 thiên hộ, 10.000 vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép đoàn quân của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục. Kỵ binh ông vượt trội về thiện chiến và sự linh hoạt trước kỵ binh châu Âu giáp trụ cồng kềnh, chậm chạp.
 (Ảnh: Chiến sĩ của Thành Cát Tư Hãn)
Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng không buông tha. Ông ra lệnh cho quân của mình truy kích đến cùng khiến cho các thủ lĩnh của đối phương suy sụp hoàn toàn, phải đầu hàng quy phục hoặc bị thảm sát, không cho họ cơ hội tập hợp, phục hồi lực lượng.
Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn thực hiện là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh và tâm lý chiến.
Về tâm lý chiến, Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì đối phương, ông thường cho loan báo và gửi những lời đe dọa gây hoang mang, nếu đối phương không chấp nhận ông sẽ tấn công tiêu diệt toàn bộ. Sau đó ông thường cố tình cho bỏ sót hay thả vài người bị bắt để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.
Chiếm được vùng nào, Thành Cát Tư Hãn lập tức sáp nhập ngaỵ vào đế chế cùa mình. Vào thời cực thịnh, đế chế Mông cổ là lớn nhất lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên diện tích lên đến 35 triệu km2. Toàn bộ đế chế phải tuân thủ bộ luật mà Thành Cát Tư Hãn đã cho làm ra với chữ viết của người Mông Cổ.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Thời Cổ Đại và Alexander đại đế

Thời cổ đại
Có sử gia cho rằng thời cổ đại được tính từ người tiền sử, lại có sử gia khác tính thời này bắt đầu từ khi có chữ viết và kéo dài đến khoảng năm 467 là khi Đế quốc La Mã sụp đổ. Ngày nay, thời cổ đại thường được quan niệm một cách mềm dẻo hơn: Đó là thời đại của các quốc gia đầu tiên theo chế độ chuyên chế cổ đại hoặc chiếm hữu nô lệ ở các khu vực trên thế giới hoặc là thời đại của nhừng nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Trong các nước, khung thời gian của thời cổ đại thường không khớp nhau nhưng đó là cách tính của riêng từng quốc gia.
Alexander Đại đế
Trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356- 323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336-323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.
 (Alexander đại đế là vua của đế chế Macedonia, một trong những vị tướng vĩ đại thời cổ đại)
Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ sáu trong tháng sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis (nữ thần săn bắn) ở Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn. Các nhà tiên tri tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng". Sự thật đã xảy ra như vậy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như đánh đâu thắng đấy.
 (Bản đồ đế chế rộng lớn Macedonia dưới thời Alexander Đại đế.)
Nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi. Trong chiến dịch này, trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Ba Tư Danus III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư. Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn (không thấy có số liệu đầy đủ) quân Ba Tư. Trong trận này, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Chủ soái Darius III của Ba Tư phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác.
Một chi tiết nói lên tài năng cầm quân nổi bật của vị hoàng đế - tướng kỳ tài này, là sau trận chiến, phía Ba Tư mất gần 4 vạn quân trong khi quân của Alexander chỉ mất có vài trăm nguời. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Thursday, April 21, 2016

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926-2000)

Năm 1955, sinh viên Việt Nam Ngô Viết Thụ xuất sắc vượt qua cuộc thi sát hạch để đoạt Khôi nguyên La Mã về kiến trúc. Khôi nguyên là người đỗ đầu kỳ thi. Giải La Mã hay giải thưởng Rome (tiếng Pháp: Prix de Rome) là giải học bổng dành cho sinh viên ngành nghệ thuật, được lập ra tại Pháp vào năm 1663 dưới thời vua Louis XIV, dành cho các nghệ sĩ hứa hẹn tài năng: hoạ sỹ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư. Đến năm 1804, giải thưởng học bổng này thêm vào 2 ngành nghệ thuật nữa là âm nhạc và chạm khắc. Tại sao một giải thưởng của Pháp lại mang tên thủ đô Rome (La Mã) của Ý. Lý do là năm 1666, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Jean Baptist Colbert đã thành lập Viện Hàn lâm Pháp tại Rome. Người đoạt giải La Mã sẽ được gửi đến đó để nghiên cứu và sáng tác trong 3 năm. Giải thưởng La Mã ngừng vào năm 1968, nhưng lúc đó thì sinh viên Ngô Viết Thụ đã là một kiến trúc sư khôi nguyên tài hoa từ lâu rồi.
(Ảnh: Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ)
 Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ quê ở Huế, ông sinh năm 1926. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt, trực thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương. Mới học chưa được 1 năm thì trường giải thể do chiến tranh. Năm 1950, ông sang Pháp tiếp tục học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật quốc gia Paris. Năm 1955, ông đoạt Giải thưởng La Mã về kiến trúc, được vào nghiên cứu và sáng tác 3 năm tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại Rome. Tại đây, ông dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường bên Địa Trung Hải có sức chứa trên 40.000 tín đồ, được lọt vào vòng trong. Vòng trong có 10 thiết kế của nhiều thí sinh quốc tế tài năng nhất, thí sinh khôi nguyên Ngô Viết Thụ tiếp tục đoạt giải lần nữa, lần này là Premier Grand Prix de Rome (Giải nhất Giải thưởng lớn La Mã) về kiến trúc. Danh hiệu Khôi nguyên La Mã của ông càng uy tín hơn, nhiều người gọi ông là Đại Khôi nguyên La Mã.
Năm 1960, trở lại Việt Nam, ông tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của mình ở châu Âu tại Tòa Đô chính Sài Gòn. Dự án nổi kết Sài Gòn – Chợ Lớn được thể hiện trên mấy chục tấm pa-nô lớn và các mô hình từng được triển lãm tại La Mã dành được rất nhiều sự quan tâm. Tiếc là điều kiện lúc đó không thể thực hiện được. Ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và từ đó chính thức làm nghề kiến trúc sư.
Công trình đầu tiên của ông ở Việt Nam và cũng là công trình đầu tay sau khi rời Viện Hàn lâm Pháp là thiết kế Dinh Độc Lập. Tổng thể và chi tiết công trình hình thành từ triết lý Á Đông, được thể hiện bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế kiến trúc Tây phương và Đông phương, kiến trúc hiện đại và truyền thống, xứng đáng là công trình kiến trúc của không gian và thời gian.
(Ảnh: Dinh Độc lập do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế)
 Ông thiết kế nhiều đồ án quy hoạch có giá trị như cảnh quan Công trường Mê Linh với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế (1961), Làng Đại học Thủ Đức (1962) Hội chợ Quốc tế của Việt Nam tại Thủ Đức, đồ án quy hoạch cho khoảng chừng 30 đô thị, tỉnh lỵ, và thị xã mới tại miền Nam Việt Nam. Ông cũng đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật, như Viện Đại học Huế, Viện Nguyên tử Đà Lạt, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 (Huế), Nhà thờ Phủ Cam (Huế), Trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức.
Công trình đầu tiên của ông sau ngày đất nước thống nhất là Ty (nay là Sở) Thủy lợi Đắc Lắc, rồi đến Bệnh viện Sông Bé, Khách sạn Century (Huế), phác thảo tổng thể chùa Trúc Lâm (Đà Lạt), tham gia quy hoạch tổng thể mặt bằng Hà Nội đến năm 2000, quy hoạch Tp. Hải Phòng…
Ông qua đời ngày 9/3/2000 tại Tp.Hồ Chí Minh
Bên cạnh các công trình kiến trúc, ông còn để lại nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc, thơ và từng là nhạc sỹ nhạc dân tộc tài hoa.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Nhà thiên văn học hàng đầu thế giới.

Tháng 10/2009 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã quyết đinh tặng Giải thưởng Kalinga 2009 cho nhà Thiên văn học Trịnh Xuân Thuận. Đây là giải thưởng quốc tế để tôn vinh nỗ lực của những nhà nghiên cứu có nhiều thành công trong công việc phổ biến thức khoa học đến công chúng Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông từng theo học trung học tại trường Yersin ở Đà Lạt, rồi trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH  Lê Quý Đôn - TP.HCM). Sau đó, ông du học tại Thụy Sỹ, giành được học bổng 3 trường đại học hàng đầu của Mỹ. Ông chọn Học viện Công nghệ California vì ở đó có những giáo sư hàng đầu thế giới, có những người đã đoạt giải Nobel. Rồi ông tiếp tục học tại Đại học Princeton và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Từ năm 1976 đến nay, ông là giáo sư ngành vật lý thiên văn tại Đại học Virginia. Các công trình khoa học của nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận đưa ông lên vị trí những nhà thiên văn học hàng đầu thế giới.
(Ảnh: Giáo sư Trịnh Xuân Thuận)
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là người đưa vật lý thiên văn, một ngành khoa học cơ bản vốn rất khó hiểu với công chúng trở nên gần gũi với độc giả nhiều quốc gia qua các tác phẩm nổi tiếng do ông viết, đưa các khái niệm khoa học dường như khô khan thành hấp dẫn, ông được đánh giá là một nhà nghiên cứu giàu mỹ cảm và sức viết dồi dào. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: Giai điệu bí ẩn (1988), Khám phá: Khai sinh vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998-2000) là tác phẩm bản chạy nhất ở nước Pháp năm 2000, Nguồn gốc và nỗi buồn (2003), Lượng tử và hoa sen (2004), Những con đường của ánh sáng (2007) đoạt Giải thưởng lớn Moron của Viện Hàn lâm Pháp, Từ điển dành cho những người đam mê bầu trời và các vì sao (2009).
Còn với bạn đọc Việt Nam, giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được độc giả trong nước biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Những con đường của ánh sáng, Nguồn gốc.
(Ảnh: Giáo sư Trịnh Xuân Thuận)
 Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã nhiều lần về thăm Việt Nam, tham gia giảng dạy cho sinh viên trong nước tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức những buổi nói chuyện về vũ trụ và vật lý thiên văn. Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận, ông tin sự hoàn hảo và hài hòa tuyệt vời của vũ trụ không phải được sinh ra ngu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ý. Tuy nhiên, Đng sáng tạo đó không phải là con người cụ thể như Chúa hay Phật t. Giáo sư cũng tin rằng loài người chúng ta không phải là duy nhất trong vũ trụ và cùng với những tiến bộ của khoa học, rồi đây chúng ta sẽ khám phá ra những hành tinh có thể tồn tại những hình thái sự sống mà chúng ta có thể tiếp cận.
Giải thưởng Kalinga 2009 đã thêm một lần nữa khẳng định: Với sự say mê dành cả cuộc đời để nghiên cứu khoa học thiên văn và đem bầu trời đến      với mọi người, giáo sư người Việt đang sống tại Mỹ Trịnh Xuân Thuận một trong những nhà nghiên cứu và ph biến khoa học về vũ trụ hàng đầu thế giới hiện nay.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

Saturday, February 6, 2016

Frank Whittle - Cha đẻ máy bay phản lực đầu tiên

Những năm 20 của thế kỷ XX, máy bay khi ấy đều sử dụng cánh quạt và động cơ piston, tốc độ rất chậm, hơn nữa, mỗi khi bay tới độ cao 20.000 inch, vì không khí rất loãng nên làm cho cánh quạt và động cơ không thể làm việc bình thường được.
Vậy có loại động cơ nào có thể làm cho máy bay bay nhanh hơn, cao hơn được không?
Năm 1929, một viên sỹ quan 22 tuổi của không quân hoàng gia Anh là Frank Whittle đã phát minh ra một thiết bị đẩy mới có thể làm cho máy bay bay nhanh hơn và cao hơn. Bí mật của phát minh này nằm ở chỗ loại bỏ cánh quạt và động cơ piston. Máy bay sẽ hút không khí vào bằng quạt gió, sau đó không khí bị nén sẽ được đốt cháy bằng nhiên liệu. Do vậy sẽ sinh ra một lượng lớn khí thải phun với tốc độ cao về phía sau, phản lực của nó sẽ đẩy máy bay về phía trước. Điều đáng buồn là, các quan chức ở bộ hàng không Anh không hề hứng thú vói thiết kế của Wight, họ cho rằng một máy bay mà không có cánh quạt thì không đời nào có thể bay nổi.
(Ảnh: Frank Wight và động cơ phản lực)
Frank Whittle không hề nản chí, trong 10 năm từ 1930 đến 1940, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, anh đã miệt mài và gian khổ theo đuổi những nghiên cứu về động cơ phản lực. Anh lần lượt sáng chế ra máy nén không khí, tua bin bơm, hệ thống đốt và các bộ phận khác. Ngày 12 tháng 4 năm 1937, ông đã khởi động máy và lần đầu tiên nghe thấy tiếng nổ của động cơ phản lực. Nhưng khi tốc độ đạt tói 2.500vòng/phút thì tiếng nổ đã biến thành một tiếng chói tai, thí nghiệm thất bại.
Năm 1938, Wight chế tạo động cơ phản lực thứ hai, cỗ máy chuyển động được 2 tiếng đồng hồ, kết quả khi tốc độ đạt tói 13.000 vòng/phút thì toàn bộ độ cơ bị văng ra khỏi giá.
Năm 1940, cuối cùng Frank Whittle đã chế tạo thành công một động cơ phản lực vận hành rất tốt và chế tạo rồi thử bay thành công một chiếc máy bay nhỏ phản lực đầu tiên.
Hiện nay, vô số những chiếc máy bay phản lực chở khách qua lại trên các vùng khắp thế giới để vận chuyn hành khách. Các máy bay chiến đấu, máy bay oanh tạc phản lực đã được trang bị ở không quân các nước. Việc phát minh ra động cơ phản lực thực sự đã làm thay đổi lịch sử của ngành hàng không.
Người ta không quên nhà phát minh ra động cơ phản lực - Frank Whittle. Năm 1948, chính phủ Anh chính thức công nhận những cống hiến của ông, thưởng cho ông 100.000 bảng Anh. Hoàng đế Anh George đệ IV phong cho ông là tước sỹ. Toàn thế gii, rất nhiều nước, thành phố, trường đại học... cấp cho ông những giải thưởng, danh hiệu và học vị danh dự.

(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)