Những năm 20 của
thế kỷ XX, máy bay khi ấy đều sử dụng cánh quạt
và động cơ piston, tốc độ rất chậm, hơn nữa, mỗi khi bay tới độ cao 20.000
inch, vì không khí rất loãng nên làm cho cánh quạt và động
cơ không thể làm việc bình thường được.
Vậy có loại động
cơ nào có thể làm cho máy bay bay nhanh hơn, cao hơn được không?
Năm 1929, một
viên sỹ quan 22 tuổi của không quân hoàng
gia Anh là Frank Whittle đã phát minh ra một thiết bị đẩy mới có thể làm cho máy
bay bay nhanh hơn và cao hơn. Bí mật của phát minh này nằm ở chỗ loại bỏ cánh
quạt và động cơ piston. Máy bay sẽ hút không khí vào bằng
quạt gió, sau đó không khí bị nén sẽ được đốt cháy bằng nhiên liệu.
Do vậy sẽ sinh ra một lượng lớn khí thải
phun với tốc độ cao về phía sau, phản lực của nó sẽ đẩy máy bay về phía trước.
Điều đáng buồn là, các quan chức ở bộ hàng không Anh không hề hứng thú vói thiết
kế của Wight, họ cho rằng một máy bay mà không có cánh quạt thì không đời nào
có thể bay nổi.
(Ảnh: Frank Wight và động cơ phản lực)
Frank Whittle không hề nản
chí, trong 10 năm từ 1930 đến 1940, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, anh đã miệt mài
và gian khổ theo đuổi những nghiên cứu về động cơ phản lực. Anh lần lượt sáng
chế ra máy nén không khí, tua bin bơm, hệ thống đốt và các bộ phận khác. Ngày 12
tháng 4 năm 1937, ông đã khởi động máy và lần đầu tiên nghe thấy tiếng nổ của động
cơ phản lực. Nhưng khi tốc độ đạt tói 2.500vòng/phút thì tiếng nổ đã biến thành
một tiếng chói tai, thí nghiệm thất bại.
Năm 1938, Wight
chế tạo động cơ phản lực thứ hai, cỗ máy chuyển động được 2 tiếng đồng hồ, kết
quả khi tốc độ đạt tói 13.000 vòng/phút thì toàn bộ độ cơ bị văng ra khỏi giá.
Năm 1940, cuối
cùng Frank Whittle đã chế tạo thành công một động cơ phản lực vận hành rất tốt và chế tạo
rồi thử bay thành công một chiếc máy bay nhỏ phản lực đầu tiên.
Hiện nay, vô số
những chiếc máy bay phản lực chở khách qua lại trên các vùng khắp thế giới để vận
chuyển hành khách. Các máy bay chiến đấu, máy
bay oanh tạc phản lực đã được trang bị ở không quân các nước. Việc phát minh ra
động cơ phản lực thực sự đã làm thay đổi lịch sử của ngành hàng không.
Người ta không
quên nhà phát minh ra động cơ phản lực - Frank Whittle. Năm 1948, chính
phủ Anh chính thức công nhận những cống hiến
của ông, thưởng cho ông 100.000 bảng Anh. Hoàng đế Anh George đệ IV phong cho
ông là tước sỹ. Toàn thế giới, rất nhiều nước,
thành phố, trường đại học... cấp cho ông những giải thưởng, danh hiệu và học vị
danh dự.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức
khoa học)
No comments:
Post a Comment