Vào mùa xuân, những con bướm sặc sỡ bay đầy trời. Mọi người vẫn thường gọi
chúng là những đoá hoa di động tô điểm thêm cho mùa xuân trở nên đẹp đẽ hơn.
Bạn có biết rằng bươm bướm không chỉ là sứ giả của sắc đẹp mà điều quan trọng
hon nó còn mang đến những ý tưởng rất hữu ích cho khoa học, một trong những gợi
ý đó là giải quyết vấn đề khó khăn trong kỹ thuật vũ trụ.
Cùng vói sự phát triển của khoa học vũ trụ, con người đã phóng hàng trăm vệ
tinh nhân tạo lên không gian xung quanh địa cầu, những vệ tinh này đã phát huy
tác dụng to lớn trong quân sự, nghiên cứu khoa học, truyền hình…
Khi bay trong không gian, vệ tinh sẽ chịu bức xạ rất mạnh của ánh sáng mặt
trời. Vì không có sự bảo vệ của tầng khí quyển, mặt hướng về phía mặt trời của
vệ tinh thường có nhiệt độ cao tới 200°c, còn mặt kia thì nhiệt độ lại giảm tới
- 200°c. Như vậy, các thiết bị, khí kiện tinh xác bên trong vệ tinh sẽ rất dễ bị
nung chày hoặc bị đóng băng. Các nhà khoa học đã phải tốn rất nhiều công sức và
tâm huyết để đi tìm lời giải cho vấn đề khó khăn này.
(Ảnh: Vẩy thân bướm)
về sau, các nhà khoa học đã có được gợi ý từ cơ thể của bướm. Họ phát hiện
thấy rằng, lớp vảy trên cơ thể bướm có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể rất
tuyệt vời. Khi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, lớp vảy này sẽ tự động mở
ra để giảm bớt góc độ bức xạ của ánh sáng mặt trời, từ đó mà giảm đi sự hấp thu
nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời; nhưng khỉ nhiệt độ xung quanh hạ xuống, thì lớp
vày thân bướm sẽ tự động khép lại, áp sát cơ thể, làm cho ánh sáng mặt trời chiếu
thẳng vào cơ thể để cơ thể hấp thu được tối đa nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời.
Và như vậy, các nhà khoa học đã mô phỏng theo lớp vảy của thân bướm, thiết
kế một hệ thống điều khiển nhiệt độ tương tự cho vệ tinh nhân tạo. Khi vệ tinh
bay trong không gian dù tư thế của vệ tinh được điều chỉnh thế nào thì mặt hướng
về phía mặt trời sẽ tự động giảm bớt góc độ bức xạ của ánh sáng mặt tròi, còn một
mặt khuất ánh sáng thì tự động hấp thu nhiều nhiệt lượng hom. Và thế là vấn đề
"thân nhiệt" của vệ tinh được giải quyết trọn vẹn.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)
No comments:
Post a Comment