Vào một đêm trời trong sáng, ngước
nhìn lên bầu trời, hằng hà sa số những vì sao lấp lánh khiến người ta có cảm
giác khó tả vô cùng. Nhưng có ai nghĩ rằng, trên bầu trời mà chúng ta vẫn tưởng
là trong suốt, thuần khiết đó, lại có vô số những mãnh rác vũ trụ đang chuyển động
liên tục.
Trong mấy chục năm thăm dò vũ trụ,
con người đã đưa vào khoảng không vô vận ấy ngày càng nhiều các loại thiết bị
như vệ tinh nhân tạo, thiết bị thám trắc không gian, trạm vụ trụ. Một mặt chúng
ta thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật mũi nhọn này, một mặt chúng ta cũng
sinh ra một lượng rất lớn các loại rác vũ trụ, gây ô nhiễm không gian.
Rất nhiều rác vũ trụ được tạo
thành sau lần phóng tên lửa hoặc do vệ tinh nhân tạo bị nổ. Lớn thì các vệ tinh
nhân tạo bị hỏng, bỏ đi, các mảnh xác tên lửa, nhỏ thì đến các mảnh vỏ sơn bên
ngoài các thiết bị vũ trụ bị bong ra. Những loại rác này không phải sẽ trôi dạt
khắp khoảng không vũ trụ vô biên ấy, mà dưới tác dụng của lực hút trái đất,
chúng tiếp tục tụ tập ở khu vực cách trái đất từu 200-2000km, liên tục chuyển động
quanh địa cầu là mối hiểm họa đối với các phi thuyền vũ trụ và các vệ tinh nhân
tạo. Vậy rác vũ trụ uy hiếp lớn đến mức nào đối với các phi thuyền vũ trụ và
các vệ tinh?
(Ảnh minh họa)
Theo tính toán, động lượng của một
mảnh vỡ tên lửa chỉ nhỏ bằng hạt lạc bay trong vũ trụ với tốc độ cao tương
đương với động lượng của một chiếc xe tải lớn chạy rất nhanh trên đường cao tốc.
Cũng tức là, ngay cả một vật thể vũ trụ chỉ nhỏ bằng hạt lạc thì khi đập vào vệ
tinh nhân tạo cũng sẽ làm vệ tinh nhân tạo chấn động, thậm chí xuyên qua bề mặt
vệ tinh, làm tổn hại các bộ phận bên trong nó. Vì vậy, khả năng sát thương của
rác vũ trụ là rất lớn.
Tháng 1/1997, vệ tinh thám trắc
SFV của Nhật Bản sau 8 tháng thực hiện nhiệm vụ quan sát của mình đã được thu
trở về trái đất. Khi kiểm tra, các nhà khoa học phát hiện trên bề mặt vệ tinh
có 129 hố sâu nhỏ, đó chính là hậu quả của những lần va đạp với rác vũ trụ.
Nghiêm trọng hơn là tháng 7/1975,
một vệ tinh trắc lượng địa cầu của Mỹ đã bị rác vũ trụ đập vỡ trên quỹ đạo
thành hơn 70 mảnh.
Nguy hại từ rác vũ trụ ngày càng
lớn, việc làm thế nào để loại bỏ rác vũ trụ đã trở thành một vấn đề đau đầu cho
các chuyên gia về lĩnh vực này.
Các nhà khoa học đã kiến nghị
hình thành một “quỹ đạo nghĩa địa” ở không gian ngoại tầng cho rác vũ trụ. “Quỹ
đạo nghĩa địa” cao hơn vài tram ki lo met so với quỹ đạo chuyển động bình thường
của vệ tinh. Đối với các vệ tinh đã hoàn thành nhiệm vụ, các nhà khoa học sẽ lợi
dụng tên lửa mà vệ tinh mang theo để đẩy vệ tinh lên quỹ đạo này, từ đó mà
tránh cho vệ tinh va đập vào những vệ tinh còn đang hoạt động bình thường. Điều
này cũng giống như là hình thành một “bãi rác” để thủ thập rác vũ trụ cố định
trong không gian vậy.
(Nguồn Ánh sáng tri thức khoa học)
No comments:
Post a Comment