Sunday, February 14, 2016

Tìm hiểu về các loài thực vật ăn thịt

Chúng ta đều biết con người và một số loài động vật mới có thể ăn thịt, còn thực vật chỉ là loài sinh vật tự dưỡng, thông qua quá trình quang hợp để tự tạo chất dinh dưỡng hữu cơ nuôi cơ thể. Nhưng có loài thực vật cũng có thể ăn thịt và sâu bọ, được gọi là thực vật ăn côn trùng và thực vật ăn thịt. Hơn thế, số lượng của chúng không chỉ là một loài. Thực vật có thể ăn dung dịch côn trùng có 4 họ với hơn 40 loài, Trung Quốc có 3 họ với hơn 300 loài chủ yếu là rêu Mao Chiên, cỏ Cao Thái, cỏ bắt ruồi, cây nắp ấm, cỏ hình chai, cây bắt sâu và rong ly...
(Ảnh: Cây bắt ruổi)
Các loài thực vật này bắt và tiêu hoá côn trùng như thế nào? Các loài thực vật có hình thái khác nhau sẽ có các phương thức bắt côn trùng khác nhau. Chúng rất nhạy cảm với các loài côn trùng xuất hiện trên thân chúng, có thể dẫn tới sự biến đổi về hình thái, dùng lá bắt côn trùng để dính kẹp côn trùng lại, sau đó dùng dịch để tiêu hoá con côn trùng đó. Cỗ máy bắt sâu của chúng đều do sự biến dạng của lá cây tạo nên, loại lá này gọi là lá bắt sâu. Lá bắt sâu có dạng nang, dạng đĩa, dạng bình. Sau đây là một vài phương thức bắt côn trùng điển hình của các loài thực vật này.
Rong là là một loài thực vật nước sinh trưởng trong nhiều năm, lá bắt côn trùng của nó sẽ phồng lên ở dạng nang, mỗi nang một cái miệng mở to và do một cái van bảo vệ. Van này chỉ có thể mở vào bên trong, phía bên ngoài có các lông mao cứng. Khi côn trùng tiếp xúc với lớp lông mao cứng bên ngoài này, van sẽ tự động mở ra và hút con côn trùng vào bên trong. Sau đó van tự động đóng lại. Con côn trùng sẽ bị dịch tiêu hóa trong lớp nang tiêu huỷ và các nang sẽ thực hiện nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng lấy được từ con côn trùng đó.
(Ảnh: Cây nắp ấm)
Cỏ Cao Thái có lá bắt côn trùng hình bán ngụyệt hặc  hình đĩa, phía biểu bì bên ngoài có rất nhiều các lông mao tiếp xúc chứa dịch có khả năng dính chặt con côn trùng, đồng thời những lông mao ấy sẽ tự động uốn cong, bao lấy cơ thể con mồi và từ từ tiết ra dịch tiêu hoá để tiêu huỷ và hấp thụ chất dinh dưỡng thu được từ con mồi. Điều thú vị hơn là nếu ăn thịt những con nhỏ thì loài cỏ Thái và rêu Mao Chiên sẽ càng sinh trưởng tốt hơn.
Lá bắt côn trùng của cây nắp ấm có có dạng hình chai, kết cấu phức tạp, phía đầu của bình có nắp đậy, phía trước của nắp không những có xương mà còn có hạch. Bình thường nắp bình này ở trạng thái mở, khi con côn trùng trèo lên đến miệng bình sẽ rất dễ dàng bị trượt vào bên trong bình và sẽ bị tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá, đồng thời bị hấp thụ hết chất dinh dưỡng. Một số loài thực vật ăn thịt còn có khả năng phân biệt. Ví dụ như rêu Mao Chiên chẳng hạn. Nếu ta láy một viên đá nhỏ hoặc một miếng nhỏ đặt lên trên lá bắt côn trùng của nó, bạn sẽ phát hiện ra lớp lông mao trên lá không hề chuyển động như khi đặt một con côn trùng vào. Thực vật ăn thịt thường bắt côn trùng bằng lá và có khả năng bắt côn trùng rất khéo léo, điêu luyện. Đây chính là kết quả của quá trinh thích nghi với môi trường sống và sự lựa chọn của tự nhiên trong rất nhiều năm.

Thực vật ăn thịt thông thường cũng vẫn có lá xanh, có khả năng quang hợp và tạo chất dinh dưỡng hữu cơ, do đó cho dù không bắt được côn trùng thì các loài thực vật này vẫn có thể sinh tồn được, nhưng khi có nguồn thức ăn là côn trùng thi khả năng kết quả, tạo hạt của chúng cao hơn rất nhiều.
(Nguồn: Thế giới thực vật)

No comments:

Post a Comment