Wednesday, February 10, 2016

Tại sao loài ruồi không bao giờ bị nhiễm bệnh?

Ruồi là một động vật có hại đối với con người và cũng là một loài côn trùng mà con người rất ghét. Chúng sinh ra từ nơi dơ bẩn, sinh trưởng trong môi trường đầy vi khuẩn hơn nữa lại sinh trưởng rất nhanh, vào mùa hè cứ mười ngày là chúng sinh ra một lứa.
Theo thống kê, một con mồi thông thường trên cơ thể mang theo hơn 60 loại vi khuẩn gây bệnh, khoảng 17.000.000 con, nhiều có thể đạt 500 triệu con, chúng còn mang theo rất nhiều virus và trứng ký sinh trùng. Bên trong cơ thể của chúng còn mang nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn, gấp hơn 800 lần ngoài cơ thể.
Ruồi có thể truyền hơn 30 loại bệnh tật cho người. Thế nhưng bản thân chúng thì không bị nguồn bệnh này xâm hại, chúng không bao giờ nhiễm bệnh. Tại sao vậy? Bí mật khả năng phòng vệ của chúng nằm ở đâu?
(Ảnh: Ruồi có protein khoáng khuẩn)
Các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu rất tỉ mỉ và sâu sắc, họ phát hiện thấy trong cơ thể ruồi có một loại protein đặc thù, gọi là protein hoạt tính kháng khuẩn. Chính loại protein này là khắc tinh của các loại vi khuẩn và mầm bệnh trên cơ thể chúng.
Theo kết quả nghiên cứu thì loại protein hoạt tính kháng khuẩn này chỉ cần nồng độ 1/10.000 là có thể giết chết nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả của nó vượt qua thuốc kháng khuẩn Penixilin mà con người phát minh ra năm 1928. Rất nhiều loài vi khuẩn có hại đối với con người cũng chỉ sống được 5, 6 ngày trong hệ tiêu hoá của ruồi.
Các nhà khoa học đã rất hứng thú đối với loại protein hoạt tính kháng khuẩn này, chúng cho chúng ta những ý tưởng về một kháng sinh tố có khả năng sát khuẩn rất mạnh. Hiện tại, một số quốc gia Âu Mỹ đã có những nguồn đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu và có những đột phá mới.
Các nhà khoa học cho rằng, tương lai, con người có thể nuôi những loài ruồi tốt có thể sinh ra loại protein hoạt tính kháng khuẩn cao, rồi tách loại protein này và chuyển vào cơ thể người, như vậy cơ thể người sẽ có được một phòng tuyến bảo vệ hữu hiệu.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)

No comments:

Post a Comment