Showing posts with label Công Nghệ. Show all posts
Showing posts with label Công Nghệ. Show all posts

Sunday, March 26, 2017

Các phát minh khoa học mới

Đèn thắp sáng bằng... nước muối
Hãng Hitachi Maxell (Nhật Bản) vừa cho ra đời một sản phẩm lạ và hữu ích: đèn thắp sáng bằng nước muối có tên Mizusion, rất thiết thực trong trường hợp khẩn cấp như mất điện khi gió bão, động đất hay các thảm họa thiên nhiên khác. Thay vì dùng pin, người ta chỉ cần nước pha muối là có thể giúp đèn sáng tới 80 giờ. Cấu trúc chính của Mizusion là dùng oxi trong không khí kết hợp với một thanh ma-giê, hay còn gọi là thanh “cấp điện” tạo điện cực âm, cực dương sinh điện. Theo hãng Hitachi Maxell, Mizusion có giá 26 USD nếu mua ở Nhật, còn mua ở thị trường nước ngoài giá khoảng 57 USD, riêng thanh ma-giê có thể thay mới, với chi phí chỉ có 9 USD.
(Đèn nước muối)

Thiết bị đo đường huyết không cần lấy máu
Thiết bị có tên GlucoTrack của hãng Integrity Applications (IA) Israel có thể đo đường huyết không cần lấy máu và cho kết quả tức thì. Thay vì lấy máu, người bệnh chỉ cần kẹp GlucoTrack vào dái tai. GlucoTrack hoạt động theo nguyên lý kết hợp công nghệ siêu âm, điện từ và nhiệt vào trong một thuật toán độc quyền để đo các thông tin sinh lý liên quan đến glucose có trong máu.  Chỉ trong 1 phút, kết quả hiển thị ngay trên thiết bị điều khiển dạng cầm tay kết nối USB, đồng thời dữ liệu còn được lưu để theo dõi, so sánh và ứng dụng điều trị, thậm chí còn được hiển thị bằng âm thanh giúp người lớn tuổi và khiếm thị mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường biết được đường huyết của mình. Để bảo đảm độ tin cậy cao, GlucoTrack Model DF-F cần được sử dụng trong nhà kín, không bị ảnh hưởng bởi gió và nhiệt độ trong phạm vi từ 15 - 35 độ C, phù hợp với nhóm người lớn trên 18 tuổi bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường.
(Đo đường huyết)

Ghế ôtô theo dõi sức khỏe tài xế
Hãng New Japan Radio Co Ltd (JRC) của Nhật Bản vừa trình làng một loại ghế ôtô đời mới, có thêm tính năng giám sát sức khoẻ bác tài  như đo nhịp tim và hô hấp... nhờ hệ cảm biến vi sóng băng tần 24GHz để bảo đảm an toàn cho người lái khi tham gia giao thông, nhất là trường hợp sức khoẻ lái xe quá mệt mỏi, buồn ngủ, không làm chủ bản thân. Bộ dò tín hiệu của ghế bao gồm hàng loạt các sensor siêu nhỏ, kích thước chỉ khoảng 25 x 25mm mỗi cái. Cảm biến sử dụng hiệu ứng Doppler và dùng vi sóng để phát hiện những thay đổi tần số thay đổi phát ra từ các cử động của con người. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý và phân loại thành nhịp tim và hơi thở trên mỗi phút. Mô hình ghế xe nói trên hiện đang tiếp tục được cải tiến, đặc biệt là độ tin cậy của cảm biến khi tiếp xúc đông người, hoặc sử dụng kết hợp giữa cảm biến với phần mềm chuyên dụng để giảm giá thành trước khi được đưa ra thương phẩm chính thức.
(Ghế theo dõi sức khỏe tài xế)

Màng phủ làm mát môi trường
Nhóm chuyên gia ở Đại học Colorado (Mỹ) vừa phát triển thành công một loại màng phủ có thể làm mát vật liệu mà nó bao trùm lên, giảm được tới 100C. Thực chất đây là loại màng plastic trong suốt có thể làm mát các công trình xây dựng, xe cộ hay các công trình cần giữ mát mà không tiêu hao điện và nước, ngay cả khi bị ánh nắng trực tiếp vào. Màng phủ này được làm từ nhựa trong suốt nhúng hạt thủy tinh siêu nhỏ, có khả năng hấp thụ hầu hết các loại ánh sáng không nhìn thấy, nhưng lại hút nhiệt ra từ bất kỳ bề mặt nào mà nó phủ lên. Người ta gọi đây là màng "lai" giữa polymer với thủy tinh, dày chừng 50 micrômét,  dày hơn giấy bạc một chút, dễ sản xuất thành màng khổ rộng, số lượng lớn nên có dải ứng dụng rất rộng. Sản phẩm này có thể tạo nên một cuộc cách mạng mới trong ngành công nghệ làm mát bằng bức xạ, làm lạnh thụ động, khả năng chống hấp thụ nhiệt duy trì liên tục cả ban ngày lẫn đêm. Chỉ cần phủ 10 - 20 m2 màng phủ nói trên lên nóc nhà là có thể làm mát một ngôi nhà trong mùa hè mà không cần đến các phương tiện làm mát khác, giá thành mỗi mét vuông chỉ có 0,25 - 0,50 USD. Loại vật liệu mới này còn có thể kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời thêm 1-2% khi được phe phủ.
(Màn phủ mát môi trường)

Găng tay tình yêu

Găng tay tình yêu là sản phẩm độc đáo của nhóm chuyên gia ở Đại học Simon Fraser (SFU) Canada có tên Flex-N-Feel (FNF) vừa đưa ra giới thiệu nhân ngày Lễ tình yêu 2017 để hỗ trợ cho các cặp tình nhân "xa mà gần", có được cảm giác ấm lòng như khi ở bên nhau. FNF tích hợp thêm các cảm biến va chạm nằm trong lòng bàn tay và trên các ngón tay giúp người trong cuộc thực hiện các tương tác phổ thông, hay thực hiện những cú chạm yêu thương. Người dùng có thể mô phỏng các cử chỉ như chạm tay lên mặt, nắm lấy tay nhau, hoặc cho nhau một cái ôm để chuyển đến cho người ở bên kia. Khi người dùng thực hiện thao tác sờ, chạm hoặc uốn cong các ngón tay, các cảm biến này sẽ đo đạc và truyền tải các tín hiệu sang chiếc găng tay bên kia để  lập lại lại hành vi để người đầu kia tiếp nhận.  Theo GS Carman Neustaedter, chủ nhiệm dự án thì găng tay FNF là phương tiện tình thế giúp các cặp đôi yêu nhau nhưng xa nhau để trao đổi tình cảm, cảm xúc giống như họ ở gần nhau.
(Găng tay tình yêu)


(Nguồn Sưu tầm)

Friday, July 22, 2016

Lịch sử đồ gốm sứ trên thế giới

Đ gốm chào đời cách đây có đến 9 hay 10 thế k. Người xưa nghiệm thy rằng đất sét không hút nước mưa mà còn dẻo, để nâng những dng cụ để chứa nước. Đỗ gốm buổi đầu quá thô sơ. Người ta nn đất sét bằng tay rồi đem phơi nng. Vật dụng bằng đất phơi như vậv rất giòn hay bể. Dụng cụ nào to quá như cái lu chẳng hạn, người ta bọc bên ngoài một cái giỏ hoặc trộn đất với rơm, để chc hơn.
Dần dn người xưa dùng đất sét làm gạch, nhái theo hình thức những cục đá núi bể ra.
Ta không quên ghi nhận cổ nhân cũng dùng đất sét để chế những dụng cụ văn tự, trang sức. Có thể nói từ Đông sang Tây, đất sét được dùng để biến thành vật liệu kiến trúc, dụng cụ nhà bếp và tác phẩm nghệ thuật. Nhiều vết tích tìm được ở miền Đông Âu, ở Anatolie, ở Palestine, Irak, Ai cập chứng t rằng đồ gốm có mt rất lâu đời. Từ Ai Cập nó dược phổ biến sang Á Đông sang Âu châu khoảng thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch.
(Ảnh: Làm đồ gốm)
 Tiểu Rập được nhiều đồ gm có từ 8 thế kỷ trước Tây lịch.
T 6500 trước công nguyên, đã phổ biến gạch xây nhà. Cui thế k th 5 trước Chúa giáng sinh tại Mesopotamie đã có gch làm bằng khuôn.
Tại Ai Cập, 5000 năm trước Tây lịch người ta dùng đt sông Nil có màu để làm đ gốm trông rt đẹp. Người ta cũng đã biết, trộn vào đất những dầu thảo mộc hay những v cây, lá cây quết nát.
Qua nhiu thế kỷ, đồ gốm làm bằng tay tiến bộ rất chậm. Bốn ngàn năm trước Tây lch, Người xứ Mesopotamin và Iran đã dùng bàn xây như ta thy ngàv nay tại Lái Thiêu chng hạn. Bàn xây chuyn động bng chân của ngưi thợ gốm, người ta còn gặp được Ai Cập trước Tây lịch 3200 năm và ở Nam Đông Âu châu khoảng 5000 năm trước công nguyên.
Thoạt đầu đ gốm nn xong đem phơi nng. Sau đó người ta dùng lửa để làm cho nó khô mau và thy nó cứng chc hơn.
Cần hầm đ gốm bàng lửa, song lò gốm chưa được sáng chế. Người ta đào hấm dưới đất ri đốt lửa quanh đ gốm và đốt lửa trên mật hầm. Lửa đốt nóng quá như vậy làm cho đ gốm hay bị nứt và đóng khói đen điu.
Hi xưa chưa có chất men, cố nhân phải nhi đất thật nhuyển ri làm cho bên trong và bên ngoài đ gốm thật láng đề nó khổi rịn nước.
T thế kỷ thứ 5 trước công nguyên là người ta đã biết dùng màu bng tho mộc để sơn vào đ gốm. Đó cũng là một thứ men.
Người Tàu biết làm đồ gốm từ thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch. Khoảng 200 trước Tây lịch, người Tàu đã dùng nhng lò gốm sức nóng t 1200oC đến 1100oC.
Hồi thế ký thứ 5 trước Tây lịch, người Tàu dùng Sa thạch (gres) để làm đồ gm. Đến đời Đường (618-907) ở Trung Hoa ph thông đồ s.

Thursday, July 21, 2016

Lịch sử ra đời của chiếc điện thoại

Năm 1871, chiếc điện thoại đầu tiên đuợc giới thiệu tại Hoa Kỳ bởi một người Ý tên Meucci (1808-1889). Nhưng vì ông này vì kém kiến thức khoa học, vừa kém tài chính nên sáng kiến không được thực hiện đến nơi đến chn.
Sau đó một, người Đc tên Philipp Reis (1834-1874) thiết lập một máy điện thoại và chính Reis là người đu tiên dùng danh từ điện thoại”.
Nhưng sử dụng điện thoại làm cho người ta tin tưởng thì công ca kỹ sư công dân Mỹ mà gốc Anh là Graham Bell năm 1876. Ông phải tranh đấu gay go để giành quyền ưu tiên phát minh vì oái oăm thay, ba giờ sau lúc ông giới thiệu phát minh của mình thì Elisha Gray cũng giới thiêu một chiếc điện thoại. Tòa thượng th Hoa K đã x Bell thng.
(Ảnh: Lịch sử điện thoại)
Đóng góp công lao đáng k vào việc hoàn bị báo điện thoại, còn phải kể kỹ sư người Anh là David Hughes (1831-1900). Vận chuyn những ô ch để kêu điện thoại là công ca Hughes phát minh năm 1855.
 trên ta đã biết chính Bell đã làm cho người ta tin tưng điện thoại Lần thứ nhất điên thoại được s dụng là ngày 10-3-1876. Bell đã kêu ông Watson : "Ông Watson, hãy lại đây, tôi cần nhờ ông. Tiếp tục công việc của Bell, nếu năm 1876 Edison thêm cục bin điện. Để chuyển âm mạch thi Hughes là cha đẻ của máy vi âm mạch mà bây giờ bạn dung hoài đó. Cảm động thay, khi Bell tạ thế tại Halifax, tức ngày 4-8-1922, hết các đài đin thoại trung ương ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã ngưng hoạt động trong một phút, để mác niệm anh,      con người đã khai sinh ra chúng. Nói đến cha đẻ của điện thoại người ta dĩ nhiên nghỉ đến Bell. Song người ta không có quyn quên một nhà bác học giá trị cao độ, làm việc âm thm, sáng chế điện thoại mà vì không mau tay lẹ chân nêu trình sáng kiến của mình tr hơn vài tiếng đng h...
Người ta còn phải kể nhiu tên tuổi nửa đã làm cho chiếc điện thoại hoàn ho như ngày nay, chng hạn củông Strowger, Pupin

Monday, July 18, 2016

Lịch sử khai thác, sử dụng dầu lửa trên thế giới

Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng dầu la dưới hình thức dầu la nguyên chất hay bitum mà bạn thấy nói đến trong Thánh kinh. Từ Ba Tư đến Ai Cập, cách đây 4000 năm trước Tây lịch, bitum được thông dụng trong qun chúng. Người ta biến nó thành h xây nhà, thành keo dán đồ, thành thuốc trị bệnh v.v... Người Sumerie tương truyn rng nếu ai ng nằm mơ tháy ăn nhầm bitum là điềm xu. Theo sử gia Hérodote thi bitum (màu đen và hôi).
Marco Polo (1254-1324 ) đi qua vùng Bakou, thuật lại rang đã thấy những suối dầu tuôn chy mà người ta có th hứng đy tàu trong mt lúc.
(Ảnh: Khai thác dầu lửa)
Âu châu, thế kỷ 16, dầu la được coi là một th du quí báu. Bauer mô t việc hút dầu, lọc du trong một tác phẩm đặc biệt nhan đề Deremetallica. Từ thế kỷ 17 đã có phong trào đào đất tìm kiếm du lửa.
Đầu thế kỷ 19, lối 1815, đáng k là công trình khai thác dầu của Hecker. Năm 1846, Gia Na Đai, Gesner biến chế một loại dầu hỏa mà ông gọi là Kerosene. Năm 1848, dầu Kerosene phổ thông trên thị trường.
Năm 1850, nhiu xưng lọc dầu mọc lên Pháp Nga, Lomani.
Tại Hoa Kỳ năm 1840, nhân cuộc đào một m muối diêm, người ta gặp một mỏ dầu hỏa. Năm 1885, đèn điện, đèn hơi thịnh thành nên kỹ nghệ dầu hỏa bị hăm dọa. Nhưng từ dầu hỏa, người ta lọc thành Et-xăng c dụng cho vô số loại máy móc. Đến thế kỷ 20, kỹ nghệ du hóa khởi sc xe hơi và máy bay là nguồn tiêu thụ du hóa tinh lọc đứng đầu các loại cơ khí. Từ dầu hỏa, ngoài ra Et-xăng người ta còn rút ra các loại hơi như Bu­tane, Propane, các loại dầu nặng như Butane, Pro­pane, các loại dầu nặng như Mazouthay Fuel-oil. Từ 1922, các sản phẩm này rất được tiêu thụ. Sau đệ nhất thế chiến, xe hơi ra đời với số lượng kinh khủng do đó Et-xăng được sản xuất đến cao độ để đáp ứng nhu cầu các loại ôtô trên thế giới. Từ đệ nhị thế chiến, đến giờ, các loại phi cơ đòi hỏi các loại dầu tinh lọc và tiêu thụ các loại Et-xăng hảo hạng đến tối đa.
Vi du lửa cần di chuyển với số lượng khổng l nên người ta dùng thùng tàu đặc biệt.
Năm 1868, có chiếc tàu chạy bằng hơi nước, bọc thép chở 240 tấn trong 8 bồn chứa, đã vượt qua biển Caspienme.
Trứ danh là năm 1886, có chiếc Gliickanf của Đức chứa 2.300 thùng. Năm 1863, Anh có chiếc Méthane Princess chở đến 20.000 tấn.


Wednesday, July 13, 2016

Lịch sử ngành thuộc da trên thế giới

Có nhiều tác giả quả quyết rằng có tới 35.000 năm trước đây, người nguyên thủy ăn lông ở lỗ đã biết dùng da thú để gói đ, làm vách, lợp nhà.
Quả quyết nầy không vô lý, nhiu du hiệu được khai quật như dụng cụ may da chng hạn đã chứng minh da được dùng từ thời tiẽn s. Muốn dùng lợp nhà, người ta xông khói da đ đủ sức chu nắng mưa, sương tuyết. Khi không còn ơ trong những hang động thì con người trên đường du mục, rày đây mai đó, dùng da để che lều. Người Esquimaux xưa và nay vẫn dùng da thú trong cácng việc ấy. 
(Ảnh: Phơi da thuộc)
 Sự thuộc da nầy ngày xưa không được tinh vi nhờ những cht hóa học như thời nay song họ cũng đã biết thuộc bằng nước vỏ cây ngâm ri thoa bên ngoài, sau khi da đ khô. Thuộc da bằng v cây ngâm bắt đầu và thịnh hành ở thời đại tân thạch khí. Người xứ Mesopotamie đung phèn chua để thuộc da. Người Ai Cập dùng mỡ thú vật. Người Hi Lạp, La Mã bắt chước người Ai Cập và dùng nhiều loại vỏ cây khác để vừa thuộc vừa nhuộm màu da. Văn hào PlineCuu đã cho ta biết người La Mã dùng phèn và vỏ cây Sumac. Nhiu cổ nhân dùng củ cây, rễ cây dùng trái nho, lá dâu vỏ cây thông.
(Ảnh: Phơi da thuộc)
 Đến thế kỷ XIII, người Á Rập mới có sáng kiến thuộc da thật khéo để trang hoàng nhà cửa. Nghệ thuật này được truyền sang Âu châu nhất là tại Tây Ban Nha.
Phải đợi đến thế kỷ 19, người ta mới bìết thuộc da bằng những phương thức khoa học.
Lối năm 1880, có hai người Gia Nã Đại là Dalton và Oulton tổ chức, nuôi nhiu giống thú có bộ lông tốt để lấy da. Dùng muối Coran để thuộc da là sáng kiến của Knapp và Cavalhn.
Năm 1898, Payne và Pullman cầu chưng lối dùng Formol để thuộc da. Nhưng đáng lưu tâm nhất là công trình qui mô của nhà thuộc da chuvên môn Procer (1848-1927). Cơrom được thế cho phèn và nhiều vỏ cây, rễ cây. Tuy nhiên không phải người ta bỏ hẳn các chất thảo mộc mà dùng chúng một cách khoa học hơn. Năm 1897 Roberto sáng chế cách dùng chất thảo mộc mà dùng chúng một cách khoa học hơn. Nàm 1897 Roberto sáng chễ cách dùng chất thảo mộc để thuộc da theo kiu hỏa tốc. Người mở cho ngành thuộc da cánh ca kỷ nghệ là nhà hóa học người Áo Stiasny năm 1911, Ông chế ra chất thuộc da hóa học gọi là Syntan, ngày nay còn đắc dụng.

Tuesday, July 12, 2016

Lịch sử sử dụng các loại súng cá nhân

Súng cá nhân thì từ năm 1476, tại trận Morat, người ta thấy sử dụng nhiều.
Có khẩu nặng phải tới hai người s dụng.
Năm 1525, trong trận Pavie, người Tây Ban Nha dùng súng Mousquet. Từ thế k XVII thì loại súng này được làm cho nhẹ đi, được gia tăng xạ tốc và khá năng chính xác.
(Ảnh: các loại súng cá nhân hiện đại)
Súng trường thì được dùng ở Pháp nám 1630
Năm 1703, người ta gắn thêm dao găm ngoài đầu súng.
Năm 1819, người ta phổ thông loại súng đi săn có trang bị hạt nổ bằng Fulminat thủy ngân mà Joseph Egg đã phát minh từ 1815.
Tại Pháp, năm 1866, ông Chassepot chế ra loại súng mang tên của ông. Xạ năng của súng này là mỗi phút bắn từ 5 đến 7 phát.
Nửa thế kỷ 19, loại súng phóng lựu ra đời,
Năm 1918, quân Đức phổ biến súng chống chiến xa. Xạ năng ca súng này là cách khong 500 thước, bắn thủng xe bọc thép 20 phân.
Đầu thế kỷ 18, súng Mousqueton được thông dụng.
Súng lục Pistolet có từ thế kỷ 15 mà đến thế kỷ 17 được chế thành tự động và đến thế k 20 nó được sử dụng bằng áp lực của hơi.
Súng lục Revolver, Hangelet đã nghĩ đến từ 1630.
Năm 1840, Colt đã chế ra thứ súng mang tên ông. Về sau Disismes và Lefaucheux hoàn hóa súng Colt ; Nó có thể bắn tự động hàng loạt sáu viên đạn một phát.
Kể ra Révolver hay Colt cũng là súng tự động. Song khi nói súng tự động, người ta cố ý nghĩ đến súng liên thanh (Mitailleuse) mà tiền thân ca nó là súng Baudequin hay súng Chariot Aorgue.
Năm 1870 tại Pháp Verchère de Refîye sáng chế liên thanh nặng, bn mi phút 150 phát.
Người phát minh liên thanh chính thức năm 1883 là một người Anh gốc Mỹ Hiram Stevens Maxim.
Năm 1915, tại Pháp, Chauchat dựa vào công trình ca Maxim, chế ra loại súng liên thanh ba chân. Trong trận đệ nhất thế chiến, loại tiểu liên thanh được phổ thông.
Thứ rốc két (roquette) gội là Katiouchka của Nga, là thứ vũ khí thoạt đu đã được sáng chế từ thế kỷ XIV, tuy cơ cấu lúc bấy giờ còn quá thô sơ.
Năm 1942, người ta nhái theo điu lệ của nhạc khí Bazooka.
Năm 1944, quân đội Đức sử dụng bom bay gọi là "Vi". Đó là thứ phi cơ dài 8 thước, không người lái, nặng 5 tấn, tốc lực 150 cây số một giờ, chứa khối lượng chất nổ là một tấn.

Từ 1954 trờ đi, các loại hỏa tiễn liên lục địa được Mỹ và Nga sử dụng trong nhiu chiến trường cũng như trong công cuộc khám phá không gian.

Monday, July 11, 2016

Lịch sử sử dụng súng đồng trên thế giới

Theo một tài liệu Rập thì người ta biết súng đồng được dùng từ năm 1304 ở Tây phương, năm 1346, trong trận Crécy, súng đng nổ vang trời.
Đến thế k XV, súng đồng được hoàn bị hóa bi mội tu sỹ người Đức tên Berthoh Schwarz. Đến thế kỷ XVI, Súng đồng được di động, không cố định như ngày xưa. Người ta hãy dùng tên loài chim loài thú để đặt tên cho nó.
(Ảnh: Súng đồng thế chiến II)
Năm 1630, đạn súng đồng được gắn thêm hạt nổ và nổ theo sự canh trước.
Năm 1812, tại Tây Ban Nha, bá tước Wellington dùng đạn obus.
Năm 1858, người ta dùng loại súng đng mà lòng súng xoáy trôn óc.
Năm 1897, súng đồng 75 ly của Pháp ra đời. Nó là con đẻ cua một nhóm nhà phát minh gm Đại tá Albert Deport, Đại úy Deville, Trung úy Rimaiho.
Năm 1898, quân đội Đức dừng súng đồng 105 ly.
Trong trận đệ nht thế chiến, năm 1914 người Đức dùng súng ci 420 ly, năm 1918, họ tấn công Balê bằng súng đng 240 ly, bắn xa 120 cây số.
Trong trận đệ nhị thế chiến, người Đức s dụng loại súng đóng đặc biệt gọi là súng không giật.
Năm 1942, họ dùng súng cối 610 ly.
(Ảnh: Khẩu siêu pháo của quân Đức)
Năm 1944, loại súng đng chng chiến xa hạng nặng ra đời.

Năm 1953, Hoa Kỳ s dụng súng đng phóng hóa tiễn.

Monday, July 4, 2016

Lịch sử của Chất nổ

Nhiều nhà nghiên cứu Tây phương có óc kỳ thị mỗi lần viết về chất nổ họ đả kích giả thuyết rằng chất nổ ấy được người Tàu phát minh đầu tiên từ thời cổ. Kỳ thị dó phn khoa học nhưng phải công bình nói rng khó kim tra được tính chính xác đ minh chứng là người Trung Hoa phát minh chất nổ. Nhưng điều chắc chắn là Pháo hoa được dùng đầu tiên ở Tàu vào thời Hán.
(Ảnh: Thuốc nổ)
Tại Âu châu, chính người Á Rập du nhập cht nổ vào và lối na thế kỷ XIII, Roger Bacon nghiên cứu nó.
Từ thế kỷ XIV, nó được phổ biến trong quân sự.
Năm 1799, k sư Howard phát minh chất Fuminat thủy ngân (fulminate de mercure). Nhờ đó năm 1815, người ta chế ra hạt nổ cho những vũ khí.
Năm 1847 nhà hóa học Đức Shonbein phát minh Nitro cellulose.
Năm 1864 nhà hóa học Thụy Điển Nobel phát minh Nitro glycerine rồi cũng chính Nobel năm 1866 chế ra Dynamite bằng cách thêm Kieselguhr vào Nitro glycérine để chất này không phát nổ bất t mỗi khi bị va chạm.

Năm 1885 người ta dùng chất Melinite để làm Obus là chất mà vật lý học Đức Sprengel đã sáng chế nám 1885.
(Nguồn: Những phát minh khoa học)

Sunday, July 3, 2016

Lịch sử những cây cầu trên thế giới

Người xưa bắc cầu bằng những khúc gỗ ngay ngay hay gỗ uốn cong. Còn chồ lấy đá, si làm những vòng cung ngang dòng nước. Quân đội xưa thông dụng nhất những cầu gỗ bắc tạm thi. Sứ gia Hérodote nói đến cây cu bắc ngang sông Euphrate, bng đá dài 900 thước.
Người La Mã trứ danh với những cầu, những cng xây bê tông, ct sất vĩ đại chng hạn như cầu Gard và cống Ségovie.
(Ảnh: cầu Gard)
Thời Trung cổ, người ta ít cất cu vĩ đại. Phần nhiều người ta củng cố những cầu có từ thời xưa
Cu treo lâu đời nhất là cầu ớ Wynck cất năm 1741 tại Anh.
Lối thế kỷ 18, ra đời nhng cầu sắt mà hình thức bt chước theo nhng cầu đá cổ thời.
Năm 1747, Học viện quốc gia cầu cống đu tiên được thành lập tại Đa Lê.
(ẢnhCầu Millau Viaduct)
Từ 1776 đến 1779 chiếc cầu bằng gang thứ nhất được thiết lập Broseley tại Anh. Kiểu cu bằng đá điển hình đầu tiên được Perronet cầu chng 1770. Năm 1840 kỹ sư Whipple hoàn thành cu sắt đầu tiên hoàn toàn bọc bầng lưới sắt. Năm 1884, Gustave Eiffel (1832-1923) thiết lập chiếc lục kiều Gagabit (Viaduc de Gagabit).
Từ 1890, bê tông cốt sắt dùng cất cầu thay thế bê tông thường. Nhng cầu bê tông cốt xắt lừng danh nht được thiết lập tại Đức từ năm 1936 theo kế hoạch và kỹ thuật của Frevssimet.
(Nguồn: Những phát minh khoa học)

Saturday, July 2, 2016

Quá trình phát triển của việc sử dụng cây Cao su

1. Trong một tài liệu khảo cổ học nhan đề Disque de Chinknltik có từ năm 590, ghi rng người xứ Anierindie có li chơi ging bóng rổ hay túc cầu ngày nay và dùng một trái banh bằng cao su để chơi.
Trong chuyến phiêu lưu lần thứ hai ca Kha Luân B từ 1493 đến 1496, người Âu Châu đưc thấy quả banh cao su tại Hai Ti. Trong cuốn Monarquia Indiana, viết năm 1615, sử gia Torque- mada nói người n Độ, Mêcxixô làm áo che mưa bằng mủ của một loại cây. Năm 1736, Charles Marie de la Condamine gởi từ Quito v Pháp nhng đ màu làm bằng cao su.
(Ảnh: Lấy mũ cây cao su)
2. Người đặt cho loại cây sinh mũ cao su tên Hévéa là nhà vạn vật học Christian Fusee Aublet (1723-1778). Từ Guyane, tr v Pháp, Fresneau trình cho Hàn lâm viện khoa học một luận án v cây Hévéá là phát minh của Macquer năm 1761 song chính Fresneau đã làm cho thiên hạ chú ý tới nó.
Từ thế kỷ 18 thì cao su phổ biến rộng trong thế giới. Nhờ công trình nghiên cứu của những nhà thảo mộc học nhiều loại Hévéa được trồng cung cấp nhiều mủ. Như cây Ficus Élastica chẳng hạn.
3. Nhà hóa học Priestley sáng chế tẩy dùng bôi chữ viết chì hay viết mực. Năm 1791, Samuel Peal sáng chế áo mưa bng mủ cao su. Nhưng loại áo nầy còn nhiều bất tiện. Nó được kiện toàn v sau bi Hancock và Mackintosh.
Máy Calandre được Chaffee phát minh có khả năng cán mng cao su ra như giây, làm cho kỹ nghệ áo mưa vọt thêm một bước tiến quan trọng. Nhưng cho đến bây giờ, cao su cán mỏng làm áo mưa, chưa đủ sc chịu đựng sức nóng. Người tạo cho nó khả nàng kháng nhiệt là Goodyear (1800- 1860). Sáng kiến của Goodyear được Hancock thực hiện một cách hoàn bị và việc lưu hóa (Vulcanisation) tức làm cho cao su cứng bảng lun hoàng được Hancock cầu chứng. Năm 1875, Bouchardat mun việc làm cho cao su cứng được thực hiện nhanh chóng hơn. Người ta dùng nhiều hóa chất khác để nít ngấn công việc cương hóa cao su.
Năm 1906, Oenslager dùng Aniline.
Năm 1907, Lebedev dùng Butadiene.
Năm 1912, Hofmann dừng Isoprène.
Trong đệ nhất thế chiến, người Đức chế loại cao su nhuộm màu xanh mà một thời gian sau bị thất dụng.
Từ 1928 trở đi ở nhiều quốc gia nhất là ở Đức,
Nga, Hoa Kỳ người ta nỗ lực khai thác các khả nảng của cao su. Năm 1930, linh mục Nieulad phát minh Chlorophene.
Carôthers (1896-1937) đã nổi danh phát minh Nylon còn lừng danh khi cho ra đời Néoprène.
Năm 1942, Hoa Kỳ sản xuất cao su thanh k nghệ lớn lao trong tổ chức R-S (Government Styrene).
(Nguồn: Những phát minh khoa học)

Friday, July 1, 2016

Những trái “Bom” đầu tiên

Danh từ "bom" thoạt đầu dùng chỉ loại đạn n hình tròn bng, có tim mà súng ci bắn đi để phát ha một mục tiêu nào đó.
Hi thế kỷ 16, loại bom này được dùng trước nhất bởi đạo binh của Charles Quint.
(Ảnh: Đạn nổ)
Trong suốt đệ nhị thế chiến, bom dùng chỉ loại đạn nổ có gắn cánh nh và hỏa tiễn được phóng bi phi cơ.
Năm 1944, danh từ bom dùng chi những bom bay V1 và V2 ca Đc.
Trái bom nguyên tử đầu tiên tức "Bom A" được thí nghiệm ngày 15-7-1945 tại Alamogordo trong sa mạc Tân Mét-xích. Sau đó một tháng, quả thứ 2 phóng xuống Hiroshima và quả 3 phóng xung Nagazaki của Nhật.
Năm 1952, Hoa Kỳ cho rà đời "Bom H" đầu tiên là loại bom nguyên t có phn ứng do nguyên t nhẹ cháy lỏng.

(Nguồn: Kiến thức khoa học)

Friday, February 5, 2016

Tại sao trang phục cho các nhà du hành vũ trụ lại đắt vậy?

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, con người đã có thể bay ra khỏi tầng khí quyển, đã có thể du lịch vũ trụ trên các phi thuyề, đã có thể đi dạo trên mặt trăng. Trang phục du hành là một trang bị không thể thiếu được đối với các nhà du hành vũ trũ chinh phục khoảng không rộng lớn đó. Một bộ trang phục có giá khoảng vài triệu đô la Mỹ. Tại sao trang phục du hành lại đắt vậy? Điều này liên quan tới công năng đặc thù trong môi trường vũ trụ của nó.
Trong vũ trụ, thành phần không khí gần như bằng không. Trong môi trường đó, bức xã mặt trời, bức xạ tia vũ trụ… và rất nhiều các tia xạ có hại khác mặc sức tung hoành và gây nguy hiểm rất lớn cho cơ thể con người. Vì vậy, các thiết bị vũ trụ, các trang phục cho các nhà phi hành gia phải có khả năng chống chịu đáng tin cậy đề phòng những nguy hiểm từ các tia vũ trụ và bức xạ mặt trời.
(Ảnh: Trang phục du hành vũ trụ)
Ngoài các tia có hại đối với cơ thể con người đó, các loại rác vũ trụ bay trong không gian cũng là một uy hiếp lớn đối với các nhà du hành. Cho đến nay, rác vũ trụ do con người tạo ra trong không gian đã lên tới hàng chục ngàn vật thể, trong môi trường như vậy, các nhà du hành giống như là ở trong “rừng đạn, mưa bom”. Vì vậy, trang phục của họ phải có khả năng chống va đập.
(Ảnh: Rác vũ trụ)
Điều khác với các trang phục thông thường là, yêu cầu chống lạnh giữ nhiệt độ đối với trang phục vũ trụ cao hơn. Trên trạm không gian, một phướng về mặt trời nhiệt độ cao tới 1200C, còn phía kia thì nhiệt độ thấp tới -1400C, vì vậy thiết kế phòng hộ nhiệt độ của trang phục vũ trụ là vô cùng quan trọng.
Trang phục vũ trụ còn phải có khả năng thông gió, cung cấp oxi. Sau khi vào vũ trụ, nhà du hành mặc quần áo vũ trụ dường như là ở trong một vỏ bọc kín mít không có một kẻ hở nào trong khi cơ thể liên tục thải nhiệt và mồ hôi, lại cần phải hô hấp không khí. Để đáp ứng nhu cầu sinh lý đó, trang phục vũ trụ cần có chức năng thông gió đổi khí, cung cấp oxi.
Như vậy có thể thấy, để đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt trên, thiết kế trang phục vũ trụ là vô cùng phức tạp.
Trang phục vũ trụ hiện nay được làm từ hơn 20 loại vật liệu đặc biệt, bên trong có đủ các thiết bị như mạng thông tin liên lạc, các thiết bị đo bức xạ, hệ thống giám sát hoạt động sinh lý… và còn có thêm hai hệ thống cung cấp oxi để phòng bất trắc. Toàn bộ hệ thống điều khiển bằng máy tính. Trang phục vũ trụ là tập hợp của các kỹ thuật cao và mới nhất.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)

Tuesday, February 2, 2016

"Mùa đông hạt nhân" ảnh hưởng đến sinh vật trên thế giới này như thế nào?

Bạn từng nghe nói tới “mùa đông hạt nhân” chưa? Nói tới mùa đông, chắc hẳn chúng ta đều nghĩ tới tuyết rơi và giá lạnh. Vậy “mùa đông hạt nhân” là gì? “Mùa đông hạt nhân” là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 thế kỷ 20. Họ cho rằng, sau khi chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tức là đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất giảm ở mức rất lớn. Nhiệt độ dưới 00C sẽ kéo dài tới mấy tháng, vì vậy gọi là “mùa đông hạt nhân”.
      Sau hai vụ nổ bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945, các nhà khoa học đã thấy được ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân đối với trạng thái vật lý của bầu khí quyển. Bất đầu từ năm 1980, các nhà khoa học đã thành lập một tổ nghiên cứu tiến hành nghiên cứu sâu rộng đối với vấn đề này.
(Ảnh: nổ bom nguyên tử)
      Kết luận của các nhà khoa học là: nếu như đại chiến hạt nhân rổ ra sẽ có một lượng bom hạt nhân với số lượng 5 tỷ tấn TNT được đưa vào sử dụng. Khói lửa bụi sinh ra từ các vụ nổ hạt nhân này trên trái đất sẽ được tung lên tầng khí quyển, các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi chui vào lớp khí quyển, kết quả làm cho đại bộ phận bức xạ mặt trời đi vào tầng khí quyển bị các lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sang mặt trời xuống được tới trái đất giảm rõ rệt. Bầu trời sẽ bị bao chụp bởi khói và bụi trở nên u ám. Nhiệt độ trái đất nhanh chóng hạ xuống, thậm chí đạt tới -200C đến -500C. Lúc đó, các loài sinh vật trên thế giới này trong đó có con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng, “mùa đông hạt nhân” sẽ hủy hoại nền văn minh thế giới, làm cho trái đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước.
(Ảnh: mùa đông hạt nhân)
      “Mùa đông hạt nhân” có quan hệ mật thiết với sự tồn vong của địa cầu, mặc dù chỉ là giả thuyết nhưng nó khiến con người phải suy nghĩ tới việc thúc đẩy các nước lớn cắt giảm vũ khí hạt nhân loại bỏ khủng bố hạt nhân và duy trì hòa bình thế giới.
(Nguồn Ánh sáng tri thức khoa học)

Tại sao thiết bị nhìn đêm có thể trông thấy các vật thể trong đêm tối?

Trong đêm tối mịt mù mắt thường không trông thấy vật gì nếu như bạn có một chiếc kính viễn vọng nhìn đêm trong tay thì bạn có thể nhìn rõ mồn một mọi cảnh vật xung quanh. Tại sao lại có chuyện như vậy?
       Thực ra loại kính viễn vọng nhìn đêm này đã lợi dụng những ưu điểm của công nghệ hồng ngoại, vì vậy chúng được gọi là kính viễn vọng hồng ngoại. Tia hồng ngoại là loại sóng điện từ có bước sóng nằm giữa cận ánh sáng nhìn thấy được và sóng viba. Đây là loại tia mắt người không thể nhìn thấy được. Công nghệ hồng ngoại lợi dụng đặc tính vật lý tự nhiên của các vật thể là chúng đều phát, hấp thu hoặc phản xạ bức xạ hồng ngoại, thông qua các thiết bị thám trắc quang điện và thiết bị tạo hình, thiết bị hồng ngoại sẽ chuyển các tín hiệu hồng ngoại từ các mục tiêu mà mắt người không nhìn thấy được thành những hình ảnh có thể nhìn thấy. Các thiết bị nhìn đêm chính là loại thiết bị tiên tiến lợi dụng công nghệ hồng ngoại, chúng mở rộng khả năng thị giác của con người trong môi trường thiếu sáng. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vựu quân sự.
(Ảnh minh họa)
       Kính viễn vọng nhìn đêm là thiết bị được ứng dụng rộng rãi nhất. Nó phát một chùm sáng hồng ngoại tới mục tiêu, lợi dụng sự tương phản rõ rệt giữa mục tiêu với cảnh vật xung quanh để quan sát. Thiết bị này có thể được dùng để thăm dò và trinh sát ở cự ly gần hoặc gắn vào bộ phận ngắm của các vũ khí đánh đêm, nhưng nó cũng có nhược điểm, ví dụ như sương mù sẽ làm giảm phạm vi hữu hiệu và hiệu quả quan sát của nó.
       Thiết bị ghi hình nhiệt là thiết bị nhìn đêm ứng dụng công nghệ hồng ngoại tiên tiến nhất. Thiết bị này phát hiện và phân biệt mục tiêu dựa vào sự tiếp nhận cường độ mạnh yếu của các tia hồng ngoại mà bản thân vật thể phát ra. Bất kỳ một vật thể nào cũng đều phóng xạ hồng ngoại ra môi trường xung quanh. Độ nhạy với nhiệt độ môi trường của thiết bị ghi hình nhiệt rất cao, nó có thể phát hiện ra bất kỳ một mục tiêu và người nào trong bóng tối, đồng thời tự động phân biệt người và động vật.
(Ảnh thiết bị ghi hình nhiệt)
Sương mù không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới thiết bị ghi hình. Ngược lại thời tiết lạnh và ẩm thấp lại nâng cao hiệu năng của nó. Kính nhìn đêm không thể phân biệt được người ẩn nấp trong các lùm cây trong đêm tối, nhưng thiết bị ghi hình nhiệt thì có thể dễ dàng mêu tả các tín hiệu nhiệt phát ra từ các lùm cây.
Những thiết bị là sản phẩm của công nghệ hồng ngoại ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực của cuộc sống. 
(Nguồn: Ánh sáng khoa học kỹ thuật)

Nguồn năng lượng điện từ Hidro

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu sử dụng than và dầu khí làm nhiên liệu thì mỗi năm ngành công nghiệp thế giới thải vào tầng khí quyển khoảng 5 tỷ tấn khí CO2 , gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện các lỗ thủng tầng ozon, gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện các lỗ thủng tần ozon, vì vậy  mà môi trường sống của con người bị phá hoại nghiêm trọng.
Để giảm ô nhiễm môi trường, mọi người đã nghĩ ra rất nhiều đối sách, lợi dung hidro để làm nhiên liệu là một trong số đó.
Dùng hidro làm nhiên liệu, ưu điểm rất nhiều.
Khoảng 71% bề mặt trái đất là nước. Hidro không những có trong thành phần không khí, mà chủ yếu chúng có trong nước. Vì vậy có thể nói, nguồn khí hidro là nguồn năng lượng không cạn kiệt.
Hidro là nhiên liệu không gây ô nhiễm. Khi đốt cháy, nó không sinh ra khí thải độc hại, mà chỉ sinh ra hơi nước, không giống như than và dầu khí thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra ở nhiệt độ thấp, hidro còn có tác dụng thúc đẩy quá trình oxi hóa, trực tiếp biến năng lượng hóa học của chất oxi hóa thành điện năng. Công suất hữu hiệu của máy phát điện hóa học năng lượng hidro rất cao, khoảng 70-80%, gấp 1,5 lần công suất hữu hiệu của động cơ đốt trong.
Trọng lực của nhiên liệu hidro lại rất nhẹ, sử dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, có thể làm cho các con tàu vũ trụ tải được nhiều nhiên liệu hơn, tăng them hành trình.
(Ảnh minh họa)
Có hai phương pháp sản xuất hidro chủ yếu. Một là phương pháp hoàn nguyên (phản ứng oxi hóa), dùng khí thiên nhiên để hoàn nguyên hơi nước thành hidro; một phương pháp khác là điện phân nước hoặc hơi nước. Hiện các nhà khoa học Nhật bản đang nghiên cứu một loại sinh vật phân tách hidro từ chất phế thải, họ muốn thu một lượng lớn hidro từ nước thải và các phế liệu hữu cơ khác để cung cấp động lực cho các xe hơi và công xưởng.
Vậy có hay không một loại máy phát điện với hiệu suất ly tưởng giúp chúng ta có thể thu được một lượng điện cao nhất từ một tấn than? Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại “máy phát điện để từ lưu”.
Mấu chốt của máy phát điện thể từ lưu là việc ứng dụng các thể plasma. Đây là một thể khí đặc biệt với nhiệt độ có thể đạt tới vài ngàn độ. Các thể khí thông thường không mang điện, nhưng khi tăng nhiệt độ cho chúng lên tới vài ngàn độ thì sự vận động của các phân tử thể khí sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nhiệt lượng cực lớn có thể phân tách các nguyên tử của phân tử khí thành các ion dương và các điện tử tự do mang điện âm.
Chúng ta đều biết, máy phát điện thông thường phát điện thông qua quá trình quay của rotor stator. Chúng liên tục cắt các đường sức từ mà sinh ra điện. Trong khi phát điện bằng plasma, chúng ta sẽ không phải dùng tới trục tuabi liên tục quay nữa, thay vào đó là một thể khí với các phân tử chuyển động với tốc độ cao.
Thể plasma trong máy phát điện sẽ được tăng nhiệt độ lên khoảng 3000oC và chuyển động vào phía trong của stator với tốc độ 2000m/s, giống như là một dây dẫn, liên tục cắt các đường sức từ của từ trường rotor. Dưới tác dụng của từ trường, các ion dương và điện tử tự do lần lượt chuyển động về hai vách của stator, nếu như lúc này , ở hai vách phí trong stator, người ta lắp các điện cực dẫn điện, đồng thời nối dây dẫn với phía ngoài, thì dòng điện sẽ liên tục được sinh ra và truyền ra bên ngoài. Đây là kỹ thuật phát điện mới – phát điện thể từ lưu.
Đặc điểm lớn nhất của phát điện thể từ lưu là hợp nhất ba bộ phận trong các nhà máy nhiệt điện là: lò hơi, cánh quạt và máy phát, từ đó mà giảm bớt rất nhiều năng lượng tiêu hao, nâng cao hiệu suất máy phát điện. Hiệu suất cao nhất của nó có thể đạt tới 55-60%, cao hơn 20-25% so với mô hình máy phát điện thông thường.
(Nguồn: Ánh sáng khoa học kỹ thuật)