Lịch trên thế giới có 3
dòng chính: Dương lịch, Âm lịch, Âm Dương hợp lịch (còn gọi là lịch
kết hợp âm dương hay lịch âm dương). Đây chỉ là cách gọi riêng của các nước
Đông Á theo triết lý âm dương như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Mặt
trời thuộc dương, lịch tính theo mặt trời gọi là Dương lịch.
Mặt trăng thuộc âm, lịch tính theo mặt trăng gọi là Âm lịch. Dương lịch một năm có 365 ngày và vài năm bù thêm 1 ngày, gắn với các mùa trong năm. Dương lịch được phân biệt làm 2 loại: Thiên văn, và Chí tuyến.
Mặt trăng thuộc âm, lịch tính theo mặt trăng gọi là Âm lịch. Dương lịch một năm có 365 ngày và vài năm bù thêm 1 ngày, gắn với các mùa trong năm. Dương lịch được phân biệt làm 2 loại: Thiên văn, và Chí tuyến.
(Ảnh: Các loại lịch)
Dương lịch thiên văn
tính theo vị trí trái đất với một số ngôi sao gần mặt trời, các bộ lịch như Lịch
Hinđu và Lịch Bengal thuộc loại
này.
Dương lịch chí
tuyến tính theo vị
trí trái đất với mặt trời, có nhiều bộ lịch như Lịch Gregory, Lịch
Julius, Lịch Alexandria, Lịch Iran (lịch Jalali). Dương lịch chúng ta dùng là Lịch
Gregory.
Lịch Gregory (“Dương lịch”)
Lịch Gregory Giáo hoàng Gregorio
XIII đưa ra vào năm 1582, đến nay được sử dụng trên toàn cầu trong đó có Việt
Nam. Thường ngày chúng ta gọi Dương lịch để nói tới lịch này, từ đây bài viết
cũng theo như vậy. Một năm Dương lịch có 365 và 1/4 ngày. Một năm chia làm 12
tháng, mỗi tháng 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày và vì mỗi năm có
thêm 1/4 ngày nên cứ 4 năm lại thêm 1 ngày (29/2) vào những năm có số chỉ
năm chia hết cho 4 hoặc 400 gọi là năm nhuận,
như 2000, 2016, 2020. Những năm chẵn trăm chia hết cho
4 nhưng
không chia hết cho 400 thì không phải năm nhuận, như 1800, 1900, 2100.
Đầu năm Dương lịch là ngày 1/1, ngày cuối năm là 31/12.
(Ảnh: Lịch theo mặt trời)
Âm lịch
Âm lịch dựa trên các chu
kỳ của tuần trăng. Đặc trưng của lịch âm là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn
và hoàn toàn không quan tâm đến các mùa.
Âm lịch chia làm 2 loại:
Thuần âm mỗi năm chỉ chứa
đúng 12 tháng mật trăng, kéo dài trong 354,4 ngày. Loại lịch này duy nhất trên
thực tế hiện nay chỉ có Lịch Hồi giáo.
Kết hợp âm dương vẫn tính tháng
theo chu kỳ trăng như thuần âm nhưng tính năm, mùa theo chu kỳ mặt trời (dương).
(Ảnh: Lịch theo mặt trăng)
Âm
lịch Việt Nam
(“Âm lịch”)
Lịch cổ truyền của Việt
Nam kết hợp âm dương, còn gọi là Âm Dương
hợp lịch hay Lịch âm dương, nhưng vì xưa nay đã quen gọi Ầm lịch, nên bài
viết này từ đây cũng gọi là Âm lịch cho khỏi nhầm với
lịch thuần âm. Vì sao phải kết hợp âm dương lịch? Năm thuần âm 12 tháng trăng
có 354,4 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với năm
Dương
lịch có 365,25 ngày. Chu kỳ mặt trăng không theo mùa nên để một năm đủ mùa cho
hợp với chu kỳ mặt trời thì Âm lịch phải điều chỉnh
thêm tháng sao cho năm dài tương tự lịch dương. Cứ 2 hay 3 năm phải 1 lần thêm
1 tháng trăng gọi là tháng nhuận, năm có thêm tháng nhuận gọi là năm nhuận. Và
cũng vì tính theo trăng nên ngày tháng Âm lịch không trùng với Dương lịch tính
theo mặt trời. Ngày đầu tiên của năm Âm lịch là mùng một tháng Giêng và ngày cuối
năm là 29 hoặc 30 tháng Chạp, rơi vào từ nửa cuối tháng 1 đến nửa đầu tháng 2
(từ 21/1 đến 19/2) Dương lịch.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
No comments:
Post a Comment