Khám phá tri thức, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc. Thiết kế bởi NhaKhoaHoc.net.
Showing posts with label Thế Giới Tự Nhiên. Show all posts
Showing posts with label Thế Giới Tự Nhiên. Show all posts
Sunday, August 14, 2016
10 bí ẩn khiến các nhà khoa học chào thua
Monday, February 22, 2016
Cách mà các nhà khoa học tái tạo lại hình ảnh khủng long
Tại sao các nhà khoa học lại có thể xác đinh được hình dạng, màu da, dấu chân, tiếng gầm của các loài khung long, mặc dù loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây vài chục triệu năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.
(Loài Ichithyosaur có hình dạng giống cá heo)
(Ảnh loài Sinosauropteryx)
(Ảnh: khủng long bạo chúa Tyranosaurus )
(Nguồn: Trithuckhoahoc)
Sunday, February 14, 2016
Tìm hiểu về các loài thực vật ăn thịt
Chúng ta đều biết con người và một số
loài động vật mới có thể ăn thịt, còn thực vật chỉ là loài sinh vật tự dưỡng,
thông qua quá trình quang hợp để tự tạo chất dinh dưỡng hữu cơ nuôi cơ thể.
Nhưng có loài thực vật cũng có thể ăn thịt và sâu bọ, được gọi là thực vật ăn
côn trùng và thực vật ăn thịt. Hơn thế, số lượng của chúng không chỉ là một
loài. Thực vật có thể ăn dung dịch côn trùng có 4 họ với hơn 40 loài, Trung Quốc
có 3 họ với hơn 300 loài chủ yếu là rêu Mao Chiên, cỏ Cao Thái, cỏ bắt ruồi,
cây nắp ấm, cỏ hình chai, cây bắt sâu và rong ly...
(Ảnh: Cây bắt ruổi)
Rong là là một loài thực vật nước
sinh trưởng trong nhiều năm, lá bắt côn trùng của nó sẽ phồng lên ở dạng nang,
mỗi nang một cái miệng mở to và do một cái van bảo vệ. Van này chỉ có thể mở
vào bên trong, phía bên ngoài có các lông mao cứng. Khi côn trùng tiếp xúc với
lớp lông mao cứng bên ngoài này, van sẽ tự động mở ra và hút con côn trùng vào
bên trong. Sau đó van tự động đóng lại. Con côn trùng sẽ bị dịch tiêu hóa trong
lớp nang tiêu huỷ và các nang sẽ thực hiện nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng
lấy được từ con côn trùng đó.
(Ảnh: Cây nắp ấm)
Cỏ Cao Thái có lá bắt côn trùng hình
bán ngụyệt hặc hình đĩa, phía biểu bì
bên ngoài có rất nhiều các lông mao tiếp xúc chứa dịch có khả năng dính chặt
con côn trùng, đồng thời những lông mao ấy sẽ tự động uốn cong, bao lấy cơ thể
con mồi và từ từ tiết ra dịch tiêu hoá để tiêu huỷ và hấp thụ chất dinh dưỡng
thu được từ con mồi. Điều thú vị hơn là nếu ăn thịt những con nhỏ thì loài cỏ
Thái và rêu Mao Chiên sẽ càng sinh trưởng tốt hơn.
Lá bắt côn trùng của cây nắp ấm có có
dạng hình chai, kết cấu phức tạp, phía đầu của bình có nắp đậy, phía trước của
nắp không những có xương mà còn có hạch. Bình thường nắp bình này ở trạng thái
mở, khi con côn trùng trèo lên đến miệng bình sẽ rất dễ dàng bị trượt vào bên
trong bình và sẽ bị tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá, đồng thời bị hấp thụ hết chất
dinh dưỡng. Một số loài thực vật ăn thịt còn có khả năng phân biệt. Ví dụ như
rêu Mao Chiên chẳng hạn. Nếu ta láy một viên đá nhỏ hoặc một miếng nhỏ đặt lên
trên lá bắt côn trùng của nó, bạn sẽ phát hiện ra lớp lông mao trên lá không hề
chuyển động như khi đặt một con côn trùng vào. Thực vật ăn thịt thường bắt côn
trùng bằng lá và có khả năng bắt côn trùng rất khéo léo, điêu luyện. Đây chính
là kết quả của quá trinh thích nghi với môi trường sống và sự lựa chọn của tự
nhiên trong rất nhiều năm.
Thực vật ăn thịt thông thường cũng vẫn
có lá xanh, có khả năng quang hợp và tạo chất dinh dưỡng hữu cơ, do đó cho dù
không bắt được côn trùng thì các loài thực vật này vẫn có thể sinh tồn được,
nhưng khi có nguồn thức ăn là côn trùng thi khả năng kết quả, tạo hạt của chúng
cao hơn rất nhiều.
(Nguồn: Thế giới thực vật)
Wednesday, February 10, 2016
Tại sao loài ruồi không bao giờ bị nhiễm bệnh?
Ruồi là một động vật có hại đối với con người và cũng là một loài côn trùng
mà con người rất ghét. Chúng sinh ra từ nơi dơ bẩn, sinh trưởng trong môi trường
đầy vi khuẩn hơn nữa lại sinh trưởng rất nhanh, vào mùa hè cứ mười ngày là
chúng sinh ra một lứa.
Theo thống kê, một con mồi thông thường trên cơ thể mang theo hơn 60 loại
vi khuẩn gây bệnh, khoảng 17.000.000 con, nhiều có thể đạt 500 triệu con, chúng
còn mang theo rất nhiều virus và trứng ký sinh trùng. Bên trong cơ thể của
chúng còn mang nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn, gấp hơn 800 lần ngoài cơ thể.
Ruồi có thể truyền hơn 30 loại bệnh tật cho người. Thế nhưng bản thân chúng
thì không bị nguồn bệnh này xâm hại, chúng không bao giờ nhiễm bệnh. Tại sao vậy?
Bí mật khả năng phòng vệ của chúng nằm ở đâu?
(Ảnh: Ruồi có protein khoáng khuẩn)
Các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu rất tỉ mỉ và sâu sắc, họ
phát hiện thấy trong cơ thể ruồi có một loại protein đặc thù, gọi là protein hoạt
tính kháng khuẩn. Chính loại protein này là khắc tinh của các loại vi khuẩn và
mầm bệnh trên cơ thể chúng.
Theo kết quả nghiên cứu thì loại protein hoạt tính kháng khuẩn này chỉ cần
nồng độ 1/10.000 là có thể giết chết nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả của
nó vượt qua thuốc kháng khuẩn Penixilin mà con người phát minh ra năm 1928. Rất
nhiều loài vi khuẩn có hại đối với con người cũng chỉ sống được 5, 6 ngày trong
hệ tiêu hoá của ruồi.
Các nhà khoa học đã rất hứng thú đối với loại protein hoạt tính kháng khuẩn
này, chúng cho chúng ta những ý tưởng về một kháng sinh tố có khả năng sát khuẩn
rất mạnh. Hiện tại, một số quốc gia Âu Mỹ đã có những nguồn đầu tư lớn cho công
tác nghiên cứu và có những đột phá mới.
Các nhà khoa học cho rằng, tương lai, con người có thể nuôi những loài ruồi
tốt có thể sinh ra loại protein hoạt tính kháng khuẩn cao, rồi tách loại protein
này và chuyển vào cơ thể người, như vậy cơ thể người sẽ có được một phòng tuyến
bảo vệ hữu hiệu.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)
Saturday, February 6, 2016
Mô phỏng lớp vảy của thân bớm để thiết kế vệ tinh nhân tạo
Vào mùa xuân, những con bướm sặc sỡ bay đầy trời. Mọi người vẫn thường gọi
chúng là những đoá hoa di động tô điểm thêm cho mùa xuân trở nên đẹp đẽ hơn.
Bạn có biết rằng bươm bướm không chỉ là sứ giả của sắc đẹp mà điều quan trọng
hon nó còn mang đến những ý tưởng rất hữu ích cho khoa học, một trong những gợi
ý đó là giải quyết vấn đề khó khăn trong kỹ thuật vũ trụ.
Cùng vói sự phát triển của khoa học vũ trụ, con người đã phóng hàng trăm vệ
tinh nhân tạo lên không gian xung quanh địa cầu, những vệ tinh này đã phát huy
tác dụng to lớn trong quân sự, nghiên cứu khoa học, truyền hình…
Khi bay trong không gian, vệ tinh sẽ chịu bức xạ rất mạnh của ánh sáng mặt
trời. Vì không có sự bảo vệ của tầng khí quyển, mặt hướng về phía mặt trời của
vệ tinh thường có nhiệt độ cao tới 200°c, còn mặt kia thì nhiệt độ lại giảm tới
- 200°c. Như vậy, các thiết bị, khí kiện tinh xác bên trong vệ tinh sẽ rất dễ bị
nung chày hoặc bị đóng băng. Các nhà khoa học đã phải tốn rất nhiều công sức và
tâm huyết để đi tìm lời giải cho vấn đề khó khăn này.
(Ảnh: Vẩy thân bướm)
về sau, các nhà khoa học đã có được gợi ý từ cơ thể của bướm. Họ phát hiện
thấy rằng, lớp vảy trên cơ thể bướm có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể rất
tuyệt vời. Khi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, lớp vảy này sẽ tự động mở
ra để giảm bớt góc độ bức xạ của ánh sáng mặt trời, từ đó mà giảm đi sự hấp thu
nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời; nhưng khỉ nhiệt độ xung quanh hạ xuống, thì lớp
vày thân bướm sẽ tự động khép lại, áp sát cơ thể, làm cho ánh sáng mặt trời chiếu
thẳng vào cơ thể để cơ thể hấp thu được tối đa nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời.
Và như vậy, các nhà khoa học đã mô phỏng theo lớp vảy của thân bướm, thiết
kế một hệ thống điều khiển nhiệt độ tương tự cho vệ tinh nhân tạo. Khi vệ tinh
bay trong không gian dù tư thế của vệ tinh được điều chỉnh thế nào thì mặt hướng
về phía mặt trời sẽ tự động giảm bớt góc độ bức xạ của ánh sáng mặt tròi, còn một
mặt khuất ánh sáng thì tự động hấp thu nhiều nhiệt lượng hom. Và thế là vấn đề
"thân nhiệt" của vệ tinh được giải quyết trọn vẹn.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)
Subscribe to:
Posts (Atom)