Để thức dậy thoải
mái, đừng lo lắng xem mình đã ngủ bao lâu.
Đối với nhiều người,
ngủ sớm luôn thực sự là một thách thức. Mỗi sáng, bạn thức giấc trong mệt mỏi
và lại quyết tâm mình sẽ ngủ sớm tối nay. Nhưng rồi đến tối, khi rời mắt khỏi
màn hình máy tính, cũng là lúc đã quá nửa đêm.
(Thức dậy buổi sáng không mệt mỏi)
Báo cáo mới nhất của
Great British Bedtime từ Hội đồng Giấc ngủ cho thấy 74% người Anh chỉ ngủ ít
hơn 7 tiếng mỗi đêm và số người ngủ ít hơn 5 tiếng đã tăng từ 7% lên 12%.
61% trong tổng số
5.002 người tham gia khảo sát năm 2017 cho biết 5-7 tiếng là tiêu chuẩn cho giấc
ngủ đêm.
Tất cả chúng ta đều
biết rằng giấc ngủ quan trọng như thế nào mỗi ngày. Các nghiên cứu mới cho thấy
ngủ nhiều hơn sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn/thon thả hơn/giàu có hơn/khỏe mạnh
hơn/tốt đẹp hơn.
Nhưng hầu hết đều chấp
nhận có sự khác biệt về quãng thời gian “mắt nghỉ”. Trong khi một số sẽ rất mệt
mỏi nếu ngủ ít hơn 9 tiếng thì những người khác lại thấy thoải mái khi chỉ ngủ
hơn 4 tiếng
Vậy làm thế nào để biết
thời điểm nào bạn nên ngủ? Bí quyết là đừng lo lắng gì về việc bạn ngủ bao lâu
mà hãy tập trung vào chu kỳ giấc ngủ.
“Bộ não có kiểu ngủ
riêng của nó. Nó không giống bạn, không tính xem mình ngủ 1 tiếng hay 2-3-5-9
tiếng. Giấc ngủ của bộ não có chu kỳ, từ giấc ngủ không REM đến giấc ngủ REM”,
chuyên gia Laura Lefkowitz giải thích.
Để bảo đảm thức dậy
khỏe khoắn, bạn chỉ cần chắc chắn không bị đánh thức vào giữa chu kỳ - mỗi chu
kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút và lý tưởng là bạn ngủ 5-6 chu kỳ.
Thức dậy giữa chu kỳ
sẽ làm bạn thấy khó chịu và mệt mỏi; còn thức dậy đúng lúc, bạn sẽ khởi đầu
ngày mới với tinh thần phấn chấn.
Một cách để biết thời
điểm bạn nên đi ngủ là dựa vào công thức tính toán chu kỳ giấc ngủ. Bạn nhập thời
gian bạn cần thức dậy sẽ biết mình có thể đi ngủ vào những giờ nào.
Cách tính này dựa
trên thực tế là một người trung bình mất 14 phút để chìm vào giấc ngủ, tất
nhiên, bạn có thể không thuộc số này.
Ứng dụng theo dõi giấc
ngủ hiện không mới nhưng là cách để bạn không bị thức dậy giữa chu kỳ giấc ngủ
đồng thời lại là báo thức thông minh, giúp bạn tỉnh giấc vui vẻ nhất.
(Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment