BPO - Chính phủ
vừa ban hành Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
cáo. Theo đó, hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật
tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông sẽ bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng
cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Phạt tiền từ
2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo
tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; quảng cáo vượt
quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo
quy định. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự
an toàn giao thông, xã hội.
(Ảnh minh họa)
Phạt tiền từ
15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội
dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Quảng cáo thuốc không đúng với
nội dung được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo thuốc đang
trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo
tài liệu thông tin quảng cáo đã được xác nhận hết giá trị; quảng cáo thuốc khi
chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quảng
cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại
hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết
bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không đúng
với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm
hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo. Quảng cáo thực phẩm dưới hình
thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm
có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở
y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm. Quảng
cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản
phẩm.
Ngoài ra, người
vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ hoặc xóa bỏ quảng
cáo.
No comments:
Post a Comment