Wednesday, April 20, 2016

Ý nghĩa của đèn, nến, hương, mâm ngủ quả trên bàn thờ.

Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất, Trang trọng nhất trên bàn thờ là hình ảnh hay bài vị các bậc tiền nhân và người nhà đã mất. Trên bàn thờ thường phải có: Hai cây đèn hay nến (đèn cầy), bát hương (nhang). Ánh sáng đèn nến tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; Đốm sáng hương nhang tượng trưng cho tinh tú, khói hương bay lên làm chiếc cầu liên kết âm dương để các cụ đi v. Còn có 3 li nước nhỏ để người khuất về được thanh tịnh và không bị khát. Bản thờ Tết còn phải có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm (ngũ) loại trái cây (quả) khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành kim mộc thuỷ hoả thổ ứng với mệnh con người.
(Ảnh: Bàn thờ ngày tết)
 Số loại trái cây phải là lẻ, số lượng trái cây trong mâm ngũ quả cũng phải lẻ, vì số lẻ thuộc Dương, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Tuy nhiên, đó chỉ là quy ước, “ngũ” dn dần không còn là số 5 cụ thể nữa, mà chuyển thành một khái niệm chung chung về số nhiều. Có xếp bao nhiêu loại trái cây vào đó cũng gọi là mâm ngũ quả, có khi càng nhiều loại, nhiều màu càng tốt, nhìn đẹp và mang ước muốn trù phú, số trái cây cũng không nhất thiết phải là lẽ, chỉ cần đẹp. Nhưng nhiều người kỹ lưỡng vẫn chọn số trái cây lẻ, như buồng chuối xanh quả là tốt nhất. Trái cây non bị coi là nhạt (tình), chín quá bị coi là cuối, nẫu, nên ngũ quả thường chọn trái vừa phải, cứng cáp, để được lâu trên bàn thờ, ít nhất cho đến hết mùng 7 Tết.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc và Trung chủ yếu có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, nhưng cũng có thể dùng các loại trái khác như quất, lê, hồng xiêm (lê-ki-ma), táo, na (mãng cầu), không quá khắt khe và hầu như tất cả các loại quả lành đều có thể bày được miễn là nhiều màu sắc cho thêm đậm đà không khí Tết.
Mâm ngũ quả của người Nam Bộ từ rất lâu đă thuận theo một cách chơi chữ rất ý vị chất Nam Bộ, chỉ cần 4 loại trái: măng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Mãng cầu chọn lấy chừ “cầu”, dừa tiếng Nam phát âm như vừa, ngụ ý là “vừa”, đu đủ hiểu là “đủ”, xoài nói như “xài”, ghép thành “cầu vừa đủ xài”, một năm vừa đủ xài là ổn. Nếu thấy cần thêm thì xếp thêm mấy trái sung, thành ‘‘cầu vừa đủ xài sung”, nghe hơi lạ, nhưng sung là sung túc và sung sức cho một năm mới.
(Ảnh: Mâm ngủ quả)
 Sau này, người Nam Bộ còn làm thêm hình các con vật cầm tinh năm mới như tý, sửu, dn... bng các loại trái cây nhiu màu sc, rt công phu. Các hình đượe ghép bằng hàng trăm hay hàng ngàn vỏ và trái. Đặc biệt, dù phụng (phượng) không có trong 12 con giáp nhưng hình phụng cũng được làm để cân đối với rồng (long - phụng).
 Người Việt Nam chuộng học hành, thích thơ văn, trọng và tín chữ nghĩa nên vào Tết càng chú tâm hơn. Chữ nghĩa trong Tết có câu đối và chữ. Ngày trước dùng chữ Hán, nạy dùng thêm chữ quôc ngữ.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

No comments:

Post a Comment