Tuesday, April 19, 2016

Lên nêu, khai hạ và sự tích Cây nêu ngày Tết

Sự tích cây nêu ngày Tết
Ngày xưa, người và quỷ cùng sổng trên mặt đất. Quỷ mạnh hơn, luôn chèn ép người, bắt người trồng trọt và chia phần theo ý của quỷ. Một năm nọ, quỷ giao hẹn “ăn ngọn cho gốc Lúa chín”, quỷ lấy hết thóc lúa, để gốc rạ cho người. Người khóc. Bụt (tiếng ngày trước gọi các vị thần tiên cứu giúp người, thưở đạo Phật mới du nhập vào nước ta, đức Phật cũng được gọi là Bụt) hiện lên chỉ cho người trồng khoai lang. Vụ đó, người lấy củ, quỷ lấy lá. Quỷ tức giận, bèn đòi “ăn gốc cho ngọn ” như trước, người lại theo lời Bụt trồng lúa, cuối mùa gặt lúa, gốc rạ để lại cho quỷ. Năm sau, quỷ đòi “ăn cả gốc lẫn ngọn ”, Bụt chỉ cho người trồng ngô (bắp), cuối vụ bẻ ngô, quỷ chỉ có thân cây.
 (Ảnh: Sự tích cây nêu ngày tết)
    Quỷ tức, phá phách làm người điêu đứng. Bụt lại hiện lên, bảo người chỉ xin một mảnh đất rộng bằng bóng một cái áo, còn lại là của quỷ. Quỷ chấp nhận. Người theo lời Bụt dặn liền dựng một cây tre, Bụt treo áo lên ngọn tre, thành cây nêu. Khi nắng lên, Bụt hóa phép làm cây tre cao lên mãi, càng lúc càng gần mặt trời, bóng cái áo dần dần phủ kín mặt đất. Quỷ chạy xa cái bóng cho đến tận biển Đông. Từ đây đất là của người, quỷ ở biển tức giận, mỗi năm vào dịp Tết lại rủ nhau kéo về phá, nhưng thấy cây nêu là sợ, bỏ đi cho đến hết Tết thì lại phải ra biển. Vì vậy, cứ đến Tết là nhà nhà trồng cây nêu để xua tà đuổi quỷ.
(Ảnh: Đến Tết là nhà nhà trồng cây nêu để xua tà đuổi quỷ)
 Lên nêu
Tại miền Bắc, cây nêu thường được dựng ở đình làng và sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo quân, ma quỷ thừa cơ lẻn về quấy nhiễu nên dựng nêu để ngăn và còn dùng vôi vẽ trên đất hình cái cung đang đương một mũi tên hướng ra phía ngoài cổng để đuổi tà ma.
Ở miền Nam, sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có chép rằng: bữa Trừ tịch mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu” có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.
Khai hạ (Hạ nêu)
Ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của chuỗi tễ hội Tết. Trong ngày này, người ta làm lễ hạ cây nêu gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ mùng 8 hoặc 9 tháng Giêng.
 (Nguồn: Kiến thức phổ thông)

No comments:

Post a Comment