Táo quân
Táo quân, Táo công, Ông Táo là các cách gọi chung cho ba vị thần cai quản
chuyện đất đai, chuyện nhà cửa, chuyện bếp núc trong gia đình. Tại sao là 3 vị
chứ không phải ít hay nhiều hơn? Có nhiều cách giải thích, như quan niệm Tam vị
nhất thể (ba ngôi hợp một) của đạo giáo, nhưng có giải thích thực tế dễ hiểu
hơn rằng từ xưa người ta đã sớm nhận biết là chỉ cần 3 cục kê cao bằng nhau là
đủ đặt chắc nồi hay chảo, nói theo toán hình học - thì chỉ qua 3 điểm là đủ tạo
nên 1 mặt phẳng. Sau này người
ta đúcg gang làm kiềng gồm 3
chân và một vòng tròn phía trên làm liên kết, rẫt vững (Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn
vững như kiềng 3 chân - Ca dao).
Từ 3 chân bếp mà Táo có 3 vị. Do quan niệm có âm có dương, nên 3 vị này có
nam và nữ. Nhưng cũng từ quan niệm dương át âm, nên có 2 vị nam (dương) và 1 vị
nữ (âm) dù ngày xưa, chuyện bếp núc là đương nhiên phái nữ phải đảm trách.
(Ảnh: Thổ công gồm 2 ông và 1 bà. Tranh dân gian)
Sự tích Táo quân
Ngày xưa, có hai vợ chồng nọ ăn ở với nhau nhiều năm mà chưa có con nên phiền
muộn, sinh ra hay cãi cọ. Một hôm người chồng giận quá đánh vợ, người vợ tủi
thân bỏ nhà ra đi, một thời gian sau gặp người đàn ông hiền lành khác, bèn đồng
ý làm vợ. Người chồng cũ hối hận, quyết chí đi tìm vợ, lâu ngày hết sạch tiền bạc, phải ăn
xin để tiếp tục. Ngày nọ đến xin ăn đúng nhà vợ cũ, hai người nhận ra nhau, người vợ ân
hận nên mời chồng trước vào
nhà để giãi bầy. Chợt thấy
người chồng sau đi làm về, người vợ bảo chồng trước chui vào đống rơm tránh mặt
rồi giải thích sau. Người chồng sau không biết, vô tình đốt đống rơm lấy tro bón ruộng. Người chồng trước
muốn giữ tiếng cho vợ nên
không ra và chịu chết cháy. Người vợ từ trong nhà chạy ra, thấy vậy bèn nhảy
vào đống rơm cháy để chết theo. Người chồng sau thấy vợ chết, đau xót nhảy vào
để cùng chết theo vợ. Hồn của ba người được đưa lên trời, Ngọc hoàng cảm cái nghĩa của họ nên sắc phong cho làm Táo quân, cử
xuống trông coi công việc của từng nhà. Người chồng sau làm Thổ công – Thần nhà trông coi việc nhà cửa, người chồng trước làm Thổ địa - Thần đất trông coi việc đất đai,
người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa, bếp núc do đã quản xuyến việc nhà của
hai người chồng. Ngày 23 thảng Chạp cuối năm, ba vị Táo quân cưỡi cá chép lên
thiên đình chầu Ngọc hoàng, báo cáo những việc tốt xấu của gia đình và trần
gian.
Cúng Táo quân
Ngày 23 tháng Chạp nhà nhà làm lễ cúng Táo quân lên trời. Lễ cúng thế nào
là tuỳ tâm, không bắt buộc như các lễ cúng khác ngày Tết,
nhưng phải có cá chép để các vị Táo quân cưỡi từ hạ giới lên thiên đình. Cá
chép có thể làm bằng giấy, hay treo tranh dân gian Lý ngư (Cá chép), hoặc thả cá
chép xuống sông ngòi ao hồ, cá chép lớn nhỏ gì cũng được mà cá chép cảnh màu đỏ, vàng cũng được.
Ngày tiễn ông Táo còn gọi là Tết ông Công. Ông Táo lên trời báo cáo vơi Ngọc Hoàng
chuyện trong nhà và hạ giới. Lúc về thường là Giao thừa, nhưng cũng có thể muộn hơn do công việc trên Thiên
đình nhiều hay ít, Táo Công nhà nào về lúc nào, người phàm không biết được.
Ngày cúng Ông Táo đi mở đầu cho Tet Nguyên đán. Vào ngày này, các nhà trồng
cây nêu.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
No comments:
Post a Comment