- Táo quân, Táo
công, Ông Táo. Táo là bếp, Quân là vua, Công là ngài, Táo quân là Vua bếp. 23
tháng Chạp cúng Ông Táo, Tết bắt đầu. Ông Táo là cách gọi kết họp tiếng thuần
Việt (Ông) và Hán-Việt (Táo).
(Ảnh: Ông táo)
- Tất niên.
Tất là cuối cùng, niên là năm. Tất niên là gọi tắt của “Ngày tất niên”, ngày
cuối cùng của năm.
- Trừ tịch.
Trừ là bỏ, tịch là đêm. Trừ tịch là Đêm cuối cùng của năm, còn gọi là đêm Giao
thừa, vì đến nửa đêm hết Trừ tịch là Giao thừa.
- Giao thừa.
Giao là chuyển qua, thừa là tiếp nối. Giao thừa là thời khắc chuyển từ hết ngày
cuối năm này sang ngày đầu năm tiếp theo, diễn ra vào giờ Tý (23-01 giờ), cũng
là lúc năm cũ chuyên giao năm mới. Giao thừa của Dương lịch vào lúc 12 giờ đêm
(0 giờ sáng) ngày đầu năm 1/1, tức giờ Chính Tý (giữa giờ Tý) của Âm lịch.
- Mùng (mồng).
Mùng là những ngày từ 1 đến 10. Ngày đầu năm là mùng 1 Tết, các ngày tiếp theo
là các mùng 2, 3, 4, 5...Tết, cho đến hết mùng 10. Từ ngày 11 trở đi đến hết
tháng thì không gọi là mùng nữa mà gọi là ngày, không kèm chữ Tết nữa mà thay
bằng tháng Giêng: Mùng 1 Tết, ngày 11 tháng Giêng. Cách gọi như trên cũng dùng
cho các tháng khác, chỉ thay tên cho đúng tháng.
- Lên nêu.
Trồng cây nêu, vào Tết.
(Ảnh: Cây Nêu)
- Khai hạ.
Khai là bỏ (ngược với Khai là mở ra), hạ là cho xuống. Mùng 7 Tất hạ cây nêu,
báo Tết đã qua, trở lại làm việc.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
No comments:
Post a Comment