Lịch cổ truyền
của ta - vẫn được gọi là Âm lịch để phân biệt với Dương lịch - chia khí hậu
trong năm làm 24 thì, sau đọc là thời, đầu mỗi thời là 1 tiết (đốt, như gọi đốt
của cây tre), rồi đọc ra thành “tết”. Một năm có 24 tết (tiết), như tết Nguyên đán,
tết Hàn thực, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Trùng cửu...
(Ảnh: Tết Nguyên Đán)
Tại sao chúng
ta gọi là Tết Nguyên đán? Theo tiếng Hán-Việt, Nguyên là bắt đầu, khởi thuỷ;
Đán là sáng sớm. Nguyên đán là buổi sớm đầu tiên của ngày đầu tiên của tháng
đầu tiên của năm. So với 23 tết khác trong năm, thì Nguyên đán mở đầu một năm
(tính theo Ầm lịch) nên quan trọng nhất, lớn nhất và còn được gọi là Tết Cả,
Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản chỉ gọi Tết
là đủ.
Tết Nguyên đán
năm nào thì gọi theo tên năm đó, kết hợp cả năm ta và năm tây: Tết Quý Tỵ 2013,
Tết Giáp Ngọ 2014, Tết Ất Mùi 2015, Tết Bính Thân 2016... Vì sự chênh nhau về
ngày tháng năm giữa Dượng lịch và Âm lịch, nên ngày đầu năm Âm lịch của Tết
Nguyên đán rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch, cứ 2 hoặc 3
năm thì có một năm vào tháng 1, còn lại là tháng 2, nhưng không bao giờ trước
ngày 21/1 và sau ngày 19/2.
Tên của tháng
Âm lịch gọi theo can chi, như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân.. . Trong dân gian còn
có cách gọi riêng rất phổ biến nhưng hơi phức tạp. Tháng đầu năm gọi là tháng
Giêng, rồi đến các tháng 2, 3 gọi theo số, tháng 4 gọi là tháng Tư, các tháng
5, 6, 7, 8, 9, 10 lại gọi theo số, tháng 11 gọi là tháng Một, tháng cuối năm là
tháng Chạp. Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài ừong khoảng 7 đến 8 ngày
cuối năm cũ và 7 ngày đâu năm mới, tức là từ 23 tháng Chạp đến hêt ngày 7 tháng
Giêng.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
No comments:
Post a Comment