Dấu
hiệu của tội phạm. Có 4 dấu hiệu của tội phạm là: tính có lỗi, tính nguy hiểm
cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu hình phạt.
Tội
phạm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự là :”Hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xaam phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội..”
Để
xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố:
tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình
phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu
cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác.
(Ảnh: Bốn dấu hiệu tội phạm)
1.
Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là
dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, điều này đã được thể hiện qua các quy định của
pháp luật:
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự đã khẳng
định :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”. Như vậy tính nguy hiểm chính
là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Khoản 4 Điều 8 :” Những hành vi tuy có dấu
hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Như vậy dấu hiệu
tội phạm được coi là dấu hiệu tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một
hành vi có đủ 3 dấu hiêu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là
không đáng kế thì không bị coi là tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để
miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự.
2. Tính
có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con
người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả
do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý.
- Lỗi
cố ý:
Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xẩy ra.
Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có
thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi
vô ý:
Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng
cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Lỗi
vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó.
Căn
cứ vào tính có lỗi cho thấy:
Luât hình sự Việt Nam không chấp
nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà
không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó.
Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng
phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.
dau-hieu-cua-toi-pham
3.
Tính trái pháp luật hình sự
Tính trái pháp luật hình sự cũng được
thể hiện thông qua Điều 8 là :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…được
quy định trong Bộ luật hình sự..”.
Trong bộ luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự không chỉ được thể
hiện ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7. Điều 2 quy định :”chỉ
người nào phạm tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự…”
Như vậy tính trái pháp luật cũng là dấu
hiệu đặc biệt quan trọng. Những hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng
thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Luật hình sự. Tính
trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý
tùy tiện.
Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy
hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai
pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm
cho xã hội.
4.
Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu
hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt,
không có tội phạm cũng không có hình phạt.
Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm
theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự.
Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa
tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng
cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội
nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng hình phạt.
(Nguồn: Sưu Tầm)
No comments:
Post a Comment