Showing posts with label Sáng Tạo. Show all posts
Showing posts with label Sáng Tạo. Show all posts

Saturday, November 19, 2016

Những kỹ thuật thẩm vấn, hỏi cung cơ bản - không hề đơn giản như trên phim

Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay
Công việc không hề đơn giản như những bộ phim hình sự mà các bạn vẫn xem
Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay của hắn vung vãi khắp nơi trên hiện trường, và bingo! Hắn buộc phải thú nhận mọi việc.
Bạn có sự tự tin, bạn có khả năng sáng tạo, bạn dễ dàng đọc vị đối phương, nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có thể lấy lời khai từ bất cứ tên tội phạm nào. Thanh tra thẩm vấn là những người được đào tạo chuyên nghiệp ở lĩnh vực tâm lý xã hội, và họ có sẵn cho mình hàng tá những chiến thuật để moi lấy lời khai từ phía đối phương.
(Ảnh: Minh họa)
Buộc ai đó phải thú nhận tội lỗi của mình là chuyện không hề đơn giản, và thực tế, ngay cả những chuyên gia thẩm vấn xuất sắc nhất đôi lúc cũng phạm phải sai lầm. Không có cuộc thẩm vấn nào giống với cuộc thẩm vấn nào, nhưng điểm chung của chúng là đều khai thác những điểm yếu nhất định trong bản tính con người. Những điểm yếu này sẽ sớm bộc lộ khi bạn tạo cho đối phương một trạng thái căng thẳng, khi bạn buộc đối phương phải trải nghiệm những thái cực đối lập nhau. Thống trị và quy phục, kiểm soát và phụ thuộc, bi kịch và lạc quan – nếu bạn áp dụng đúng cách, ngay cả những tên tội phạm cứng đầu nhất cũng sẽ phải thú nhận.
Những kỹ năng hỏi cung cơ bản.
 Kỹ thuật thẩm vấn hiện đại phần lớn đều dựa trên việc nghiên cứu bản chất con người. Hầu hết chúng ta đều có xu hướng thích trò chuyện với những người có vẻ giống với mình. Một khi đã bắt đầu mở lời, sẽ rất khó để dừng lại. Một khi đã bắt đầu nói thật, sẽ càng khó hơn để dối trá. Khi viên thanh tra nói rằng dấu vân tay của bạn được tìm thấy trên núm cửa tại hiện trường, bạn vẫn sẽ cảm thấy tim mình đang đập mạnh hết cỡ, mặc dù bạn đã đeo găng lúc gây án.
Trong một vài trường hợp, nhà điều tra được phép nói dối nghi phạm để buộc hắn phải thú nhận. Điều này dựa trên việc cho rằng một người vô tội sẽ không bao giờ thú nhận tội ác mà anh ta (hoặc cô ta) chưa từng phạm phải, cho dù họ phải đối mặt với một chứng cứ giả tạo. Không may là không phải 100% các trường hợp đều diễn ra như vậy. Sử dụng quá nhiều chứng cứ giả tạo, sẽ có lúc bạn tống cổ một người vô tội vào xà lim.

Việc trấn áp tâm lý đối phương được bắt đầu ngay trước khi viên thanh tra mở lời. Phòng thẩm vấn được bố trí theo cách làm tối đa hóa cảm giác khó chịu và bất lực của nghi phạm, ngay từ khi hắn bước chân vào căn phòng. Một căn phòng thẩm vấn điển hình sẽ là một căn phòng nhỏ, cách âm, bên trong không có gì khác ngoài một cái bàn và 3 cái ghế. Nó tạo ra một không khí ngột ngạt, thiếu thiện cảm, khiến cho nghi phạm có cảm giác bị cô lập và chỉ muốn ra khỏi đó càng nhanh càng tốt.
 Trước khi đi vào cuộc hỏi cung, viên thanh tra  sẽ có một cuộc đối thoại nho nhỏ với nghi phạm. Viên thanh tra sẽ bằng mọi cách tạo ra một bầu không khí càng ít căng thẳng càng tốt. Họ sẽ đề nghị nghi phạm chia sẻ một số chi tiết đời thường như sở thích cá nhân hay một ước mơ nào đó. Họ làm mọi cách để lấy được niềm tin cũng như sự đồng thuận của đối phương. Một khi nghi phạm đã chịu mở lời, rất khó để họ dừng lại, và một khi họ đã chịu nói thật, càng khó hơn để bắt đầu dối trá.
Trong suốt cuộc trò chuyện này, mọi phản ứng, cả bằng lời lẫn không lời của nghi phạm sẽ được ghi lại. Một đường phản ứng nền (baseline reaction) được tạo ra, trước khi sự căng thẳng thực sự bắt đầu.
Một phương pháp khác thường được áp dụng để lấy được đường phản ứng nền, đó là phương pháp ghi nhận chuyển động của con mắt. Viên thanh tra sẽ hỏi những câu hỏi gợi nhớ (đòi hỏi trí nhớ) và những câu hỏi đòi hỏi suy nghĩ. Khi nghi phạm cố nhớ điều gì đó, mắt của hắn thường di chuyển sang bên phải – một biểu hiện của bộ não khi kích thích trung tâm ký ức. Khi nghi phạm nghĩ về điều gì đó, mắt hắn sẽ hướng lên trên hoặc sang phải – một biểu hiện khi bộ não đang kích thích trung khu nhận thức. Tất cả những chuyển động này đều được ghi lại.
 Đấu trí
 Cuộc thẩm vấn chỉ thực sự bắt đầu khi viên thanh tra sử dụng kỹ thuật gây áp lực lên đối phương. Kỹ thuật này bao gồm 9 bước, nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp một số bước bị bỏ qua. Không có cuộc thẩm vấn nào là điển hình, nhưng 9 bước cơ bản này sẽ giúp bạn phần nào nhận ra cách để thành công trong việc tra hỏi.
 Đối mặt
 Viên thanh tra sẽ phác thảo sơ bộ về diễn biến của vụ việc, đồng thời đưa ra những chứng cứ chống lại nghi phạm. Chứng cứ này có thể có thực, có thể được dựng lên, nhưng điều đó không quan trọng. Chúng được đưa ra nhằm mục đích khẳng định sự liên quan của nghi phạm đến vụ việc. Mức độ căng thẳng bắt đầu leo thang, và đây chính là thời điểm viên thanh tra rời khỏi chỗ ngồi. Việc di chuyển trong căn phòng và áp sát nghi phạm sẽ làm hắn cảm thấy bức bối và khó chịu.
Nếu nghi phạm bắt đầu tỏ ra bồn chồn, thường xuyên cựa quậy, liếm môi, vuốt tóc hoặc lặp lại bất cứ một hành động nào đó, viên thanh tra sẽ ghi nhận lại như là biểu hiện của sự dối trá, và họ biết là mình đang đi đúng hướng
 Dàn dựng
 Viên thanh tra xây dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau để buộc nghi phạm phải nhận tội. Họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nghi phạm, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hắn làm điều đó, tại sao hắn nghĩ hắn có thể làm điều đó, và hắn có thể biện hộ như thế nào cho hành vi của mình. Nghi phạm có động cơ nào khác thường không? Hắn có đổ lỗi cho nạn nhân không?
 Ngay khi câu chuyện trở nên hợp lý, viên thanh tra sẽ bắt đầu sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy thông cảm và logic để tâm sự với nghi phạm. Trong suốt quá trình này, viên thanh tra luôn phải nhìn trực tiếp vào mắt nghi phạm. Hắn có tỏ ra chú ý hơn so với trước không? Có khẽ gật đầu không? Có tỏ ý tán thành không? Nếu có, viên thanh tra sẽ tiếp tục đi sâu vào câu chuyện này, từ đó nhanh chóng lấy được lời khai của nghi phạm. Nếu không, họ buộc phải xây dựng một câu chuyện khác, hợp lý hơn với nghi phạm.
Dập tắt phủ nhận
 Việc để nghi phạm phủ nhận tội lỗi của hắn sẽ giúp hắn tăng thêm tự tin, do đó viên thanh tra cần biết cách đập tan sự phủ nhận này. Có nhiều cách thực hiện, ví dụ, bạn có thể nói với nghi phạm rằng, sẽ đến lượt hắn trình bày, nhưng ngay lúc này, hắn cần lắng nghe. Ngay từ khi bắt đầu cuộc thẩm vấn, nhất cử nhất động của nghi phạm đã bị theo dõi sát sao, và chỉ cần hắn có ý định phủ nhận, viên thanh tra sẽ ngay lập tức dập tắt chúng.
 Nếu như không có bất cứ sự phủ nhận nào, đó là một dấu hiệu rất tích cực. Nếu lời phủ nhận ít dần, hoặc dừng hẳn trong quá trình thẩm vấn, viên thanh tra biết rằng câu chuyện của mình đang đi đúng hướng, và họ đã đến rất gần lời thú tội.
 Lấn át
 Nghi phạm có thể sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau để phản bác lại viên thanh tra. “Tôi sẽ chẳng bao giờ cưỡng hiếp ai cả. Em gái tôi từng bị cưỡng hiếp, tôi biết điều đó đau đớn như thế nào. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với bất cứ ai.” Viên thanh tra sẽ sử dụng chi tiết này như một thông tin để chống lại nghi phạm. Họ có thể nói rằng, “Anh thấy đó, rất tốt. Anh nói rằng anh không bao giờ có ý làm chuyện này. Tôi biết anh đã mất lúc đó anh đã mất kiểm soát? Đó chỉ là một sai lầm nhất thời, hoàn toàn không phải bản chất của anh.”
 Đồng minh
 Đây chính là thời điểm thích hợp để viên thanh tra tỏ ra nản lòng và mất niềm tin. Họ cố tỏ ra rằng họ cần đến sự trợ giúp của nghi phạm, thông qua đó, làm hắn mất cảnh giác. Họ sẽ cố gắng ngồi lại gần hơn với nghi phạm, họ tiếp tục câu chuyện của mình với giọng điệu thân thiện hơn, thậm chí, họ cần đến những cử chỉ như vỗ vai, chạm tay…
 Mất kiểm soát
 Nếu nghi phạm có bất cứ một cử chỉ nào cho thấy hắn đã đầu hàng – úp mặt vào tay, đặt khuỷu tay trên gối, cúi vai… viên thanh tra nhận thấy cơ hội buộc hắn thú tội đã đến rất gần. Viên thanh tra sẽ bắt đầu chuyển từ việc tiếp tục câu chuyện đến việc xây dựng động cơ. Ngay lúc này, viên thanh tra sẽ bằng mọi cách nhìn trực tiếp vào đối tượng – càng lâu càng tốt, càng thường xuyên càng tốt, từ đó trạng thái căng thẳng cũng như mong muốn được thoát khỏi cuộc tra vấn này càng sớm càng tốt sẽ được đẩy lên cực độ.
Luân phiên
 Viên thanh tra sẽ đưa ra hai động cơ hoàn toàn đối lập nhau, một động cơ hoàn toàn dễ chấp nhận, “Anh giết hắn chỉ để bảo toàn tính mạng”, và một động cơ đáng ghê tởm, “Anh giết hắn chỉ vì tiền”. Viên thanh tra sẽ luân phiên thay đổi giữa 2 sự lựa chọn này, từ đó đẩy nghi phạm vào trạng thái căng thẳng cực độ, cho đến khi hắn đầu hàng và có dấu hiệu đồng thuận với một động cơ nào đó.
 Đối thoại
 Khi nghi phạm đã đồng thuận với một động cơ nào đó, việc thú tội chính thức bắt đầu. Viên thanh tra sẽ khuyến khích nghi phạm nói về tội ác của mình, và đưa vào phòng thẩm vấn thêm ít nhất 2 người nữa để chứng kiến. Việc đưa thêm người vào chứng kiến không nằm ngoài mục đích gia tăng stress cho nghi phạm, nhưng đồng thời cũng buộc nghi phạm phải xem lại lý do gây án của mình, từ đó, khẳng định chắc chắn lời thú tội của mình.
 Thú nhận
 Đây là bước cuối cùng trong nỗ lực buộc nghi phạm phải thừa nhận tội ác mình đã gây ra. Viên thanh tra sẽ buộc nghi phạm phải ghi lại lời thú tội này, thông qua một bản viết tay, hoặc một chiếc máy thu âm. Thông thường, nghi phạm sẽ bằng lòng làm mọi thứ để nhanh chóng được rời khỏi phòng thẩm vấn. Hắn sẽ xác nhận tính tự nguyện trong lời thú tội, và ký vào đó trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
 Một cuộc thẩm vấn thực sự
 Để hình dung rõ hơn về những phương thức thẩm vấn, hãy cùng tìm hiểu xem thanh tra Victor Lauria đã làm cách nào để buộc Nikole Michelle Frederick thú nhận tội ác của mình. Đứa con riêng chưa đầy 2 tuổi của chồng Frederick, đã được chuyển đến khoa cấp cứu trong tình trạng hấp hối, với những dấu hiệu rõ ràng của việc bạo hành. Cuộc thẩm vấn kéo dài 2 ngày, với kết thúc mà ai cũng có thể đoán trước.
 Lauria: Cô đánh giá khả năng làm mẹ của mình như thế nào?
 Frederick: Ừm, tôi nghĩ tôi đã làm khá tốt. Có thể tôi đã không được nghiêm khắc cho lắm.
 Lauria: Cô nghĩ Ann Marie có phải là một đứa trẻ ngoan không?
 Frederick: Tôi nghĩ nó khá nghịch ngợm. Nó khóc suốt ngày, luôn muốn được bế. Anh thấy đó, nó suốt ngày leo trèo nghịch ngợm, nên người nó lúc nào cũng tím bầm cả lên. Trông như lúc nào nó cũng bị đánh vậy.
 Frederick đã bắt đầu tạo lý do cho những vết thương của Ann Marie, đồng thời thiết lập cho mình một động cơ chính đáng – “Nó là một đứa trẻ nghịch ngợm”. Lauria đã sử dụng điều này như một cơ sở để bước đầu đi vào cuộc thẩm vấn. Anh để Frederick biết rằng cô sẽ bị lật tẩy như thế nào:
 Lauria: Có rất nhiều cách để cảnh sát biết được những vết bầm tím ấy là từ đâu mà ra.
 Frederick: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra. Con bé là người duy nhất biết được, và lúc này có vẻ nó chẳng nói năng được gì. Tôi không có ý thô lỗ, nhưng ông định thẩm vấn tôi đến bao giờ?
 Lauria: Như tôi đã nói đấy, chúng tôi có thể biết được rất nhiều thứ qua những vết bầm tím ấy. Bác sỹ, giám định pháp y, cô biết đấy, họ sống với những dấu vết ấy mà.
 Frederick: Thì sao?
 Lauria: Cô có cho rằng sẽ có người nghi ngờ chính cô đã gây ra chúng không?
 Frederick: Không.
 Lauria: Cô có nghi ngờ ai khác không?

Frederick: Không, nhưng anh nghe tôi nói rồi đấy. Không cứ là phải có người đánh mới có thể….
Lauria cắt ngang: Trong số những người có mặt tại nhà cô kể từ tối qua, có ai cô cho rằng sẽ không bao giờ làm thế với Ann Marie?
 Frederick: Tôi biết John sẽ không bao giờ làm thế. Thành thực thì tôi cũng không cho rằng Brian sẽ làm thế.
 Lauria: Và ai sẽ nói những lời tương tự với cô?
 Frederick: Ừm, có thể là John. Nhưng tôi thấy chuyện này là không cần thiết. Tôi chẳng tin vào những gì mấy tay bác sỹ hay giám định viên của anh nói…
 Lauria tiếp tục cắt ngang với một câu chuyện do anh dựng lên. Anh cho rằng đó là một tình huống nằm ngoài kiểm soát. Frederick không hề có ý đánh đập con mình, đó chẳng qua chỉ do cô đang mất bình tĩnh. Nhưng Frederick tỏ ra không đồng thuận với câu chuyện đó. Cô liên tục vặn hỏi, “Tại sao anh không tin tôi?”, và ngay lập tức, Lauria chuyển sang một câu chuyện khác. Anh cho rằng những vết thương đó không phải do một va đập hoặc ngã mà ra, rằng có ai đó đã đánh đập Ann Marie, nhưng đó không phải là Frederick.
 Khi nhận thấy sự đồng thuận từ thái độ của Frederick, Lauria tiếp tục đào sâu vào câu chuyện này. Anh đổ hết lỗi cho Ann Marie, rằng nó là một đứa trẻ khó dạy bảo, rằng nó ương bướng và nghịch ngợm đến mức không ai có thể chịu nổi. Khi nhận thấy Frederick đã tỏ ra đồng ý, Lauria bắt đầu đưa ra những động cơ gây án. Anh nói với Frederick rằng, “Khi không có lời giải thích, người ta sẽ hướng đến tình huống tồi tệ nhất”. Hai động cơ tương phản nhau được đưa ra, một tay sát thủ máu lạnh ưa thích việc hành hạ trẻ nhỏ, và một người mẹ trót phạm phải lỗi lầm trong giây phút mất kiểm soát. Kết cục cuối cùng hẳn bạn đọc cũng có thể đoán được.
Trong suốt hai ngày thẩm vấn, Frederick chưa hề hỏi thăm về tình hình của Ann Marie. Trong những giờ phút cuối, Laurie đã thẳng thắn hỏi Frederick về điều này. Frederick phủ nhận, đồng thời lập tức yêu cầu Laurie cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại của đứa trẻ. Khi Laurie nói rằng đứa bé đã chết não và có lẽ sẽ không qua khỏi, Frederick đã nhanh chóng sụp đổ, “Lạy Chúa, tôi đã phạm tội giết người! Tôi đã giết chết đứa bé ấy! Tôi đã giết chết nó rồi!”

Một câu chuyện có kết thúc không mấy lạc quan. Ann Marie chết vì những thương tích do bà mẹ kế gây ra, trong khi Nikole Michelle Frederick lĩnh mức án chung thân cho tội sát nhân độ I.
 Kết
 Thẩm vấn tội phạm chưa bao giờ là công việc dễ dàng như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Nó đòi hỏi rất nhiều tố chất, từ khả năng giao tiếp, quan sát, đọc được những suy nghĩ, cảm xúc của đối phương cho đến khả năng ứng biến cực kỳ nhanh nhạy. Môi trường công việc cực kỳ căng thẳng, chưa kể nguy cơ đến từ việc những tên tội phạm có thể xông vào ăn thua đủ với bạn bất cứ lúc nào. Đây thực sự là công việc dành cho những người có thần kinh thép.

(Nguồn: Sưu tầm)

Sáng tạo và sự cô đơn

 “Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra” - Picasso đã nói
 Steve Wozniak, đồng sáng lập hãng Apple, viết trong cuốn hồi kí của mình như sau: “Phần lớn những nhà phát minh và các kỹ sư tôi đã gặp đều có có điểm chung như tôi … họ sống trong cái đầu của họ... Tôi sẽ cho các bạn một lời khuyên mà hẳn các bạn sẽ thấy lạ lùng lắm. Lời khuyên là: Hãy làm việc một mình … Không phải với một đội ngũ. Cũng chẳng phải trong một nhóm."
 Nghiên cứu chỉ ra rằng con người có khả năng sáng tạo tốt hơn khi họ được ở một mình, tận hưởng sự riêng tư và tự do khỏi những điều sao nhãng. Và những người có khả năng sáng tạo phi thường nhất, trong nhiều ngành nghề khác nhau, phần lớn lại là những người hướng nội (introvert) - dựa theo một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi và Gregory Feist.
 Khi học đại học, các giáo viên của tôi dường như có một cái mốt là hầu như trong môn nào cũng bắt sinh viên phân nhóm để làm bài. Khi tham gia các khóa học đào tạo, những người hướng dẫn cũng liên tục chia tôi và các bạn thành các nhóm làm việc. Khi đi làm, việc thiết kế các bàn làm việc không ngăn, ngồi tất cả một dãy (open-space), giống như các không gian co-working đang nở rộ hiện nay, phát triển như một trào lưu mới nhưng đi kèm với nó lại là sự thu hẹp lại của các không gian riêng tư của nhân viên.
(Ảnh: minh họa)
 Khi đi đến quán cà phê, sự yên tĩnh dường như làm mọi người phát bệnh tới mức lúc nào họ luôn phải bật một bản nhạc gì đó. Có vẻ như, chuyện để một cá nhân có không gian riêng tư, trầm tư suy nghĩ và làm việc một mình là một sự xa xỉ mà xã hội không thể kham nổi được nữa, ngoại trừ căn phòng vệ sinh, pháo đài cố thủ cuối cùng mà tôi có thể dành được để đọc sách.
 Xung quanh câu chuyện này là một niềm tin sắt đá cho rằng 10 cái đầu thì luôn hơn 1 cái đầu, hay cụm từ cửa miệng, hãy “brainstorm” để ra ý tưởng nào. Nhưng điều này có thật sự tốt nhất cho sự sáng tạo không?
 Làm việc nhóm đã giết chết sự tĩnh lặng, sự cô độc, thứ vô cùng cần thiết cho khởi nguồn sáng tạo. Trong các câu chuyện tôn giáo, những người tìm kiếm như Moses, Jesus, Đức Phật cũng phải tìm đến những nơi hẻo lánh, không có ai để có tìm kiếm được sự giác ngộ, chứ không phải ngồi “brainstorm” với các phật tử hay con chiên của mình.

Làm việc với sự cô đơn, trái với nhầm tưởng của nhiều người, có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Trong một nghiên cứu, 2 tác giả so sánh các sản phẩm của hơn 600 lập trình viên máy tính từ 92 công ty. Và họ tìm ra rằng các sản phẩm tốt nhất không phải do nhân viên giỏi hơn hay có lương thưởng nhiều hơn, mà là họ có nhiều sự cô đơn hơn. 62% những người thể hiện tốt nhất nói rằng không gian làm việc của họ đủ riêng tư, trong khi con số này chỉ là 19% với những người có kết quả thấp nhất.
 “Hàng chục năm nghiên cứu chỉ ra rằng cá nhân làm việc gần như luôn có hiệu suất cao hơn làm việc nhóm cả về chất lượng lẫn số lượng, và hiệu suất nhóm càng thấp khi số người trong nhóm càng cao. “Bằng chứng từ khoa học cho ta thấy các doanh nhân hẳn là phải ấm đầu mới sử dụng ‘những phiên họp động não nhóm’”, nhà tâm lý tổ chức Adrian Furnham viết. “Nếu bạn có những con người tài năng và tích cực, họ nên được khuyến khích để làm một mình - khi mà khả năng sáng tạo và hiệu suất đạt mức cao nhất."
 Thứ hai, cô đơn giúp ta học tốt hơn. “Theo một nghiên cứu về khả năng làm việc của các chuyên gia hàng đầu bởi nhà tâm lý học Anders Ericsson, cách tốt nhất để thành thạo trong một lĩnh vực đó là làm công việc khó nhất với bạn. Và thường cách tốt nhất đó là làm nó một mình. Chỉ khi đó, Ericsson nói với tôi, bạn mới có thể “trực tiếp tiếp cận những thử thách khó khăn nhất cho bạn. Nếu muốn tiến bộ, bạn phải là người chủ động dấn thân. Hãy nghĩ đến một lớp học mà xem - bạn chẳng mấy khi chủ động làm bất cứ điều gì cả. Toàn là những ai khác bảo bạn phải làm gì với làm gì."
 Mời các bạn đọc tiếp bài viết mà Read Station đã dịch của tác giả SUSAN CAIN với tựa đề The Rise of the New Groupthink đăng trên tờ báo Nytimes. Bài dịch có độ dài khoảng 3200 từ, mất 15’ để đọc.
 Sự lên ngôi của Tư duy tập thể kiểu mới
 Sự cô độc đã trở nên lỗi mốt. Các công ty, các trường học và nền văn hoá của chúng ta đang là nô lệ của kiểu tư duy tập thể kiểu mới quan niệm rằng thành tựu và sáng tạo được tạo ra từ các tập thể. Phần lớn chúng ta, do vậy, làm việc theo nhóm, trong những văn phòng không vách, cho những viên quản lý coi trọng kỹ năng hơn hết thảy. Những thiên tài cô độc không còn chỗ đứng. Và hợp tác thì được đặt lên hàng đầu.
 Quan niệm này đã nảy sinh một mâu thuẫn. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người có khả năng sáng tạo tốt hơn khi họ được ở một mình, tận hưởng sự riêng tư và tự do khỏi những điều sao nhãng. Và những người có khả năng sáng tạo phi thường nhất, trong nhiều ngành nghề khác nhau, phần lớn lại là những người hướng nội (introvert) - dựa theo một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi và Gregory Feist. Họ đủ hướng ngoại để chia sẻ và thúc đẩy những ý tưởng, nhưng họ luôn nhận thức về bản thân như là một cá nhân độc lập. Bản chất họ đã không phải là những kẻ thích chạy theo mốt.
 Một lời giải thích cho những phát hiện này là: những người hướng nội thường cảm thấy thoải mái khi làm việc một mình - và sự cô đơn lại là chất xúc tác cho sáng tạo. Như nhà tâm lý học nổi tiếng Hans Eysenck đã quan sát, sự hướng nội nuôi dưỡng khả năng sáng tạo bằng cách “tập trung tâm trí vào công việc đang làm, ngăn cản sự tiêu phí năng lượng vào những thứ không liên quan như các vấn đề xã hội và giới tính”. Nói cách khác, một người ngồi yên lặng dưới gốc cây ngoài vườn - trong khi những người khác đang rôm rả cụng ly ở trong - khả năng cao hơn sẽ có táo rơi vào đầu hơn. (Newton là một trong những người hướng nội vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: William Wordsworth đã miêu tả ông qua đoạn thơ sau: “Mãi mãi một trí tuệ/ Hành hương qua những biển cả xa lạ của Suy tư, trong cô độc.”)
 Cô độc từ lâu đã liên quan đến khả năng sáng tạo và sự siêu việt. “Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra”, Picasso đã nói. Trung tâm của những câu chuyện tôn giáo chính là những người tìm kiếm - Moses, Jesus, Đức Phật - những người đã rời xa đám đông để khi quay trở về, họ mang theo những nhận thức và hiểu biết sâu sắc cho cộng đồng.
 Chúng ta vẫn thường bị loá mắt bởi những ngôn từ to lớn, những tài hùng biện, thuyết phục mà thường lãng quên mất phần tĩnh lặng của quá trình sáng tạo. Apple là một ví dụ. Sau cái chết của Steve Jobs, chúng ta có dịp được nghe những điển tích xung quanh sự thành công của công ty này. Phần lớn mọi người đều ca ngợi tài thu hút và sức quyến rũ của Steve Jobs đến mức quên đi nhân vật quan trọng còn lại của Apple: một kỹ sư phù thuỷ, đồng thời là một người hướng nội và nhân ái - Steve Wozniak, người đã vất vả khó nhọc miệt mài vào một phát minh được mến mộ và biết ơn bởi cả nhân loại, chiếc máy tính cá nhân
 Du hành thời gian trở lại vào tháng 3 năm 1975: Wozniak tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu tất cả mọi người đều có một chiếc máy tính thân thiện với người dùng. Nó có vẻ như là một giấc mơ xa vời - phần lớn các máy tính thời đó có kích cỡ của một chiếc minivan và còn đắt đỏ hơn bây giờ rất nhiều. Nhưng Wozniak đã gặp được một nhóm các kỹ sư hợp cạ tự gọi mình là Câu lạc bộ Máy tính Ủ-bia-tại-nhà (Xem thêm: Homebrew Computer Club) Những kẻ Ủ-bia-tại-nhà này vô cùng hào hứng với chiếc máy tính thô sơ mới ra tên là Altair 8800. Wozniak, nhờ vậy, được truyền cảm hứng, và ngay lập tức bắt tay vào làm chiếc máy tính kỳ diệu của riêng ông. Ba tháng sau, ông hé lộ phát minh tuyệt vời của mình cho người bạn Steve Jobs. Wozniak đã định công bố phát minh của mình rộng rãi và miễn phí, nhưng Jobs thuyết phục ông cùng sáng lập hãng máy tính Apple.
@Andy Rementer
Câu chuyện về sự sinh ra của Apple dậy cho chúng ta một bài học về sức mạnh của sự hợp tác. Wozniak đã có thể không được truyền cảm hứng bởi Altar nếu không có những người bạn hợp ông như CLB Ủ-bia-tại-nhà. Và có thể ông sẽ không bao giờ sáng lập Apple nếu không có Steve Jobs.
 Nhưng nó đồng thời cũng là một bài học về tinh thần độc lập. Nếu bạn quan sát cách mà Wozniak đã làm việc - sự miệt mài cố gắng để tạo nên điều gì đó từ không gì cả - bạn sẽ nhận ra rằng ông đã làm nó một mình. Trong những đêm khuya thức trắng, hoàn toàn đơn độc.
 Trong cuốn hồi ký, Wozniak đã hướng dẫn thế này cho những nhà phát minh tương lai:
 “Phần lớn những nhà phát minh và các kỹ sư tôi đã gặp đều có có điểm chung như tôi … họ sống trong cái đầu của họ. Họ gần như là những người nghệ sĩ vậy. Thực ra, những người xuất chúng nhất trong số họ là những nghệ sĩ. Và nghệ sĩ thì làm việc tốt nhất khi ở một mình … Tôi sẽ cho các bạn một lời khuyên mà hẳn các bạn sẽ thấy lạ lùng lắm. Lời khuyên là: Hãy làm việc một mình … Không phải với một đội ngũ. Cũng chẳng phải trong một nhóm."
 Vậy mà, tư duy nhóm kiểu mới đã chiếm lấy những không gian làm việc của chúng ta, trường học của chúng ta, các tổ chức tôn giáo của chúng ta. Tất cả những ai từng ước ao một không gian không ô nhiễm bởi tiếng chuông điện thoại trong văn phòng, hay những ai đã từng đánh dấu trên lịch một cuộc hẹn giả để trốn tránh một cuộc hẹn thật đều hiểu tôi đang nói về cái gì. Thực tế là tất cả những người lao động ở Mỹ bây giờ đều dành thời gian làm việc nhóm, với khoảng 70% phải làm trong những văn phòng có không gian thiết kế mở - nơi mà không ai có nổi một căn phòng cho riêng mình. Trong những thập niên gần đây, diện tích không gian trung bình mỗi nhân viên có được giảm xuống chỉ còn khoảng 19 mét vuông (năm 2010) từ con số 47 mét vuông (những năm 1970).
 Trường học của chúng ta cũng đã thay đổi diện mạo bởi tư duy tập thể kiểu mới này. Ngày nay, các em học sinh tiểu học thường được xếp vào những tốp khác nhau để thuận lợi hơn cho việc thúc đẩy học nhóm. Ngay cả những môn học như toán hay sáng tác văn học cũng được dậy theo kiểu dự án nhóm. Trong một lớp bốn của một trường tiểu học tôi có dịp ghé thăm ở New York, học sinh trong mỗi nhóm không được phép đặt câu hỏi trừ khi tất cả thành viên trong nhóm đều có chung câu hỏi đó.

 Thứ tư duy tập thể kiểu mới này còn xuất hiện trong những tổ chức tôn giáo thế lực nhất. Rất nhiều nhà thờ lớn thường tổ chức hoạt động ngoại khoá theo nhóm với mỗi hoạt động họ có thể nghĩ ra được , từ việc dạy con ra sao tới trượt ván hay đầu tư bất động sản, và kì vọng những người theo đạo cùng tham gia. Không những vậy, họ còn thúc đẩy kiểu tôn sùng màu mè điệu bộ - yêu Chúa Jesus ra thành lời, cho tất cả các giáo dân nhìn thấy. “Thường thì vai trò của một mục sư trông có vẻ như gần với giám đốc nhà thờ hơn là một người bạn tâm linh hay một người chỉ dắt”, Adam Mchugh - một mục sư Phúc âm đồng thời là tác giả cuốn sách “Những người hướng nội trong Nhà thờ” - nói.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tuesday, August 23, 2016

Cách làm lồng đèn Tết trung thu đơn giản

Mùa Trung thu sắp đến, bạn muốn dành tặng cho con mình một chiếc lồng đèn thật khác biệt và đầy ý nghĩa do chính tay cha mẹ và con cái cùng làm , chỉ bằng các vật liệu dễ tìm như giấy bìa và 1 chiếc đèn led nhỏ, là bạn có thể đem lại niềm vui bất ngờ cho các bé yêu trong gia đình. 

Friday, August 12, 2016

Cách làm máy lạnh bằng đá cục không tốn điện



Tự làm máy lạnh bằng đá cục không tốn điện đơn giản. Chúng ta hãy cùng làm nhé.

Cách làm ốp lưng điện thoại bằng súng bắn keo

Hướng dẫn làm ốp lưng điện thoại bằng súng bắn keo cực hay.  Chỉ với một súng bắn keo, giấy nilon và một chút khéo léo bạn đã có thể tự làm ốp lưng điện thoại cho mình.



Saturday, July 2, 2016

Lịch sử của cái Cân

Có thể nói khi thương mi bắt đu là người xưa đã có ý nghĩ cân các hàng hóa.
 Ai Cập, trong một tài liệu có tử 2800 trưc Tây lịch, cho biết loại cân đòn đã được áp dụng và người ta dùng tay xách cần lên để cân.
(Ảnh: Các loại cân qua các thời kỳ)
Đến năm 2000 trước Tây lịch, cân đòn được chịu  giữa giống như cân ở các phòng thí nghiệm ngày nay, bầng mt cột cái đế. Trái cân hi xưa làm bng hòn đá cổ chỗ chạm hình thú vật.
 Mésopotamie, thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch đã có cân bàng kim khí.
Người Hi Lạp và La Mã đã dùng loại cân có hai cái dĩa có một dây thông. Từ loại cân này người ta chế ra loại cân một đầu có dĩa và một đầu có trái nặng.
Năm 1670, Gilles Personier đe Roberval (1602-1675) chế ra loại cân có kim chỉ số,
Còn loại cân bàn là con đ của Aìois Quintenz năm 1815.
 (Nguồn: Những phát minh khoa học)

Saturday, February 20, 2016

Cách làm bộ xếp hình chữ T

Bộ xếp hình chữ T bao gồm 4 miếng gỗ có hình dáng khác nhau. Chỉ với 4 miếng gỗ nhưng bạn có thể xếp được thành 45 hình mẫu khác nhau theo từng cấp độ dễ đến khó như chiếc thuyền, chú gà, số 1, mũi tên, một chữ Z, M, T… Sau đây NhaKhoaHoc.NET sẽ hướng dẫn các bạn tạo bộ xếp hình chữ T với giấy bìa carton cứng.

1. Dùng bìa carton cắt các hình nhỏ bên dưới theo tỉ lệ tương ứng


2. Các hình có thể xếp được


3. Phương pháp xếp các hình

(Nguồn: Sưu tầm)



Tuesday, February 2, 2016

Nguồn năng lượng điện từ Hidro

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu sử dụng than và dầu khí làm nhiên liệu thì mỗi năm ngành công nghiệp thế giới thải vào tầng khí quyển khoảng 5 tỷ tấn khí CO2 , gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện các lỗ thủng tầng ozon, gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện các lỗ thủng tần ozon, vì vậy  mà môi trường sống của con người bị phá hoại nghiêm trọng.
Để giảm ô nhiễm môi trường, mọi người đã nghĩ ra rất nhiều đối sách, lợi dung hidro để làm nhiên liệu là một trong số đó.
Dùng hidro làm nhiên liệu, ưu điểm rất nhiều.
Khoảng 71% bề mặt trái đất là nước. Hidro không những có trong thành phần không khí, mà chủ yếu chúng có trong nước. Vì vậy có thể nói, nguồn khí hidro là nguồn năng lượng không cạn kiệt.
Hidro là nhiên liệu không gây ô nhiễm. Khi đốt cháy, nó không sinh ra khí thải độc hại, mà chỉ sinh ra hơi nước, không giống như than và dầu khí thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra ở nhiệt độ thấp, hidro còn có tác dụng thúc đẩy quá trình oxi hóa, trực tiếp biến năng lượng hóa học của chất oxi hóa thành điện năng. Công suất hữu hiệu của máy phát điện hóa học năng lượng hidro rất cao, khoảng 70-80%, gấp 1,5 lần công suất hữu hiệu của động cơ đốt trong.
Trọng lực của nhiên liệu hidro lại rất nhẹ, sử dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, có thể làm cho các con tàu vũ trụ tải được nhiều nhiên liệu hơn, tăng them hành trình.
(Ảnh minh họa)
Có hai phương pháp sản xuất hidro chủ yếu. Một là phương pháp hoàn nguyên (phản ứng oxi hóa), dùng khí thiên nhiên để hoàn nguyên hơi nước thành hidro; một phương pháp khác là điện phân nước hoặc hơi nước. Hiện các nhà khoa học Nhật bản đang nghiên cứu một loại sinh vật phân tách hidro từ chất phế thải, họ muốn thu một lượng lớn hidro từ nước thải và các phế liệu hữu cơ khác để cung cấp động lực cho các xe hơi và công xưởng.
Vậy có hay không một loại máy phát điện với hiệu suất ly tưởng giúp chúng ta có thể thu được một lượng điện cao nhất từ một tấn than? Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại “máy phát điện để từ lưu”.
Mấu chốt của máy phát điện thể từ lưu là việc ứng dụng các thể plasma. Đây là một thể khí đặc biệt với nhiệt độ có thể đạt tới vài ngàn độ. Các thể khí thông thường không mang điện, nhưng khi tăng nhiệt độ cho chúng lên tới vài ngàn độ thì sự vận động của các phân tử thể khí sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nhiệt lượng cực lớn có thể phân tách các nguyên tử của phân tử khí thành các ion dương và các điện tử tự do mang điện âm.
Chúng ta đều biết, máy phát điện thông thường phát điện thông qua quá trình quay của rotor stator. Chúng liên tục cắt các đường sức từ mà sinh ra điện. Trong khi phát điện bằng plasma, chúng ta sẽ không phải dùng tới trục tuabi liên tục quay nữa, thay vào đó là một thể khí với các phân tử chuyển động với tốc độ cao.
Thể plasma trong máy phát điện sẽ được tăng nhiệt độ lên khoảng 3000oC và chuyển động vào phía trong của stator với tốc độ 2000m/s, giống như là một dây dẫn, liên tục cắt các đường sức từ của từ trường rotor. Dưới tác dụng của từ trường, các ion dương và điện tử tự do lần lượt chuyển động về hai vách của stator, nếu như lúc này , ở hai vách phí trong stator, người ta lắp các điện cực dẫn điện, đồng thời nối dây dẫn với phía ngoài, thì dòng điện sẽ liên tục được sinh ra và truyền ra bên ngoài. Đây là kỹ thuật phát điện mới – phát điện thể từ lưu.
Đặc điểm lớn nhất của phát điện thể từ lưu là hợp nhất ba bộ phận trong các nhà máy nhiệt điện là: lò hơi, cánh quạt và máy phát, từ đó mà giảm bớt rất nhiều năng lượng tiêu hao, nâng cao hiệu suất máy phát điện. Hiệu suất cao nhất của nó có thể đạt tới 55-60%, cao hơn 20-25% so với mô hình máy phát điện thông thường.
(Nguồn: Ánh sáng khoa học kỹ thuật)


“Than trắng” nguồn năng lượng mà mắt thường không nhìn thấy

Gió là hiện tượng tự nhiên gây ra do sự chuyển động không khí. Ngày ngày chúng ta đều cảm nhận thấy nó.
Gió – chúng ta không thể sờ thấy nó, có khi nó tích mây tự mưa, điều tiết khí hậu, thổi thuyền dong buồm… làm phúc cho con người; nhưng cũng có khi nó cuốn tung đất cát, cuộn song nổi giông, quật cây đổ nhà. Đem đến cho con người những tai hại không kể xiết.
Con người từ rất sớm đã biết lợi dụng gió. Cối xay gió là một phương tiện có thể chuyển năng lượng gió thành năng lượng cơ học. Hút nước tưới ruộng, xay lúa giã gạo… nó đều làm được. Sự xuất hiện của cối xay gió cho đến nay đã hơn 2000 năm, và nó đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người.
(Cối xay gió)
Đến mấy chục năm gần đây, cùng với sự tiêu hao năng lượng ngày càng lớn phục vụ cho cuộc sống, tài nguyên nhiên liệu khoáng vật ngày càng thiếu, con người ngày càng coi trọng nguồn năng lượng gió này. Theo tính toán của các nhà khoa học, gió lớn chứa năng lượng rất lớn: gió cấp  năm với tốc độ là 10m/s thổi vào bề mặt vật thể thì lực tác động của nó lên mỗi mét vuông là khoảng 100 niuton, bão với tốc độ gió đạt 50-60m/s thì lực tác dụng thu được nhờ đốt than đá trên toàn thế giới mỗi năm chỉ bằng 1/3000 năng lượng sức gió đem đến trong một năm. Vì vậy có người gọi năng lượng gió là nguồn “thang trắng” mà mắt thường không nhìn thấy được.
Nếu như khai thác sức gió phục vụ cho con người thì đó sẽ là nguồn tài nguyên lớn vô cùng. Hiện nay rất nhiều quốc gia đã lợi dụng sức gió để phát điện chiếu sáng, nạp điện và thông tin vô tuyến điện, đồng thời cung cấp nguồn điện cho các tháp đèn biển, trạm vệ tinh mặt đất và các thiết bị dẫn đường.
Thiết bị phát điện bằng gió thông thường được chia thành ba bộ phận: cánh quạt, máy phát điện và tháp thép. Máy phát điện chuyển năng lượng gió thành điện năng; còn cánh quạt và tháp thì xem ra nó giống như những cối xay gió lớn.
(Nhà máy phát điện bằng sức gió)
Năng lượng gió là nguồn “cung ứng” miễn phí, nhưng lại không mấy tin cậy – lúc thì nhiều , lúc thì ít, lúc có lúc không. Vậy làm sao để tích trữ lại được nguồn năng lượng này? Các nhà khoa học đã nghiên cứu một số phương pháp , ví như: dùng khí hidro tích trữ năng lượng, xung điện bằng sức gió, tích điện áp khí… khi gió lớn, tích trữ nguồn điện năng thừa lại khi không có gió hoặc ít gió thì sử dụng.
Gió không những có năng lượng rất lớn mà cũng giống như năng lượng Mặt trời, nó là nguồn năng lượng khai thác không hết được, có thể tái sinh được, lại vô cùng sạch. Nguồn “than trắng” này ở đâu cũng có thể khai thác được, chằng cần phải thăm dò, đào bới khai thác, vận tải và gia công. Trong rất nhiều những thiết bị phát điện phong phú hiện nay, thiết bị phát điện sức gió là một loại tương đối đơn giản.
Khai tác tận dụng năng lượng gió để phục vụ nhu cầu điện năng của con người đồng thời bảo vệ môi trường, đó là một phương hướng rất khả thi cho nhân loại.
 (Nguồn: Ánh sáng khoa học kỹ thuật)

Monday, February 1, 2016

Con người lợi dụng năng lượng mặt trời như thế nào?

Mặt trời giống như là một quả cầu lửa rực cháy treo trên không trung. Bên trong nó, liên tục diễn ra các phản ứng nhiệt hạch, giải phóng ra một năng lượng cực lớn, là một kho năng lượng lớn nhất mà địa cầu của chúng ta có thể thu được.
(Mặt trời)
Loài người từ rất sớm đã có lịch sử tận dụng nguồn năng lượng Mặt trời. Thời xa xưa, người ta dung kim loại làm thành những chiếc đĩa sáng bóng rồi hứng ánh Mặt trời tụ lại thành lửa, đốt những chất dễ cháy.
Thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, nhà khoa học cổ Hy Lạp Acsimet từng lợi dụng những tấm gương kính mặt lõm để hội tụ ánh Mặt trời, đốt cháy các chiến thuyền địch.
(Chiến thuyền sử dụng ánh sáng mặt trời làm vũ khí)
Đến những thập kỷ gần đây, vì nguồn năng lượng mặt trời là vô cùng phong phú, dùng không thể hết, hơn nữa nó lại không ô nhiễm, không nguy hại, nên các nhà khoa học nghĩ ra rất nhiều phương pháp lợi dụng hiệu ứng quang điện, trực tiếp chuyển hóa năng lượng Mặt trời thành điện năng.
Ở những nước phát triển, rất nhiều gia đình bình dân đều dùng các tấm pin năng lượng Mặt trời. Những tấm pin Mặt trời này được lắp trên đỉnh mái nhà, chỉ cần nhận được ánh sáng Mặt trời, chúng sẽ phát ra nguồn điện tương đương 1/10 năng lượng ánh sáng nhận được, vì vậy có thể thực hiện được việc tự cấp điện trong gia đình.
(Các tấm pin năng lượng mặt trời)
Việc xây dựng các trạm điện năng lượng mặt trời có thể đáp ứng được nhu cầu dùng điện cho công việc, cuộc sống và sản xuất của người dân khu vực xung quanh trạm điện.
(Trạm điện năng lượng mặt trời)
Ngoài ra, có thể phóng vệ tinh năng lượng Mặt trời, điện lực cần thiết cho các thiết bị bên trong nó làm việc có thể hoàn toàn dựa vào năng lượng mặt trời.
Khai thác, tận dụng nguồn năng lượng Mặt trời sẽ là một trong những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề nguồn năng lượng trong tương lai của Trái Đất.
 (Nguồn: Ánh sáng khoa học kỹ thuật)

            

Sunday, January 31, 2016

Cách gấp trái tim đôi bằng giấy

Dưới đây là hình vẽ và các bước chi tiết ứng với số thứ tự trên hình để gấp trái tim đôi bằng giấy. 
1. Đặt hình chữ nhật nằm ngang. Xếp các cạnh đối diện như mô tả và đánh dấu các nếp gấp sẵn đứng và ngang.
2. Xếp ngọn núi mặt trái ra sau gặp nếp xếp sẵn ở giữa.
3. Xếp các góc lên gặp nếp xếp sẵn ở giữa nằm ngang, như vậy sẽ tạo thành hình mái nhà ở 2 phía
4. Xếp thung lũng các cạnh trên và dưới lên gặp nếp xếp sẵn ở giữa. Ép sát và bung ra
5. Sử dụng các nếp xếp sẵn từ bước 4 làm hướng dẫn và xem các lớp giấy trái như một, xếp ngược vào trong cạnh trên vào các mái nhà bên cạnh
6. Lặp lại bước 5 với cạnh dưới
7. Ta sẽ được một hình như thế này.
8. Lật trái. Xếp làm đôi từ trên xuống dưới.
9. Xếp mũi nhọn phải lên gặp cạnh thẳng đứng trái
10. Nâng mũi nhọn phải lên. Bung mũi nhọn ra và …
11. …ép bung ra ngoài và xuống …
12. …thành hình trái tim như mô tả
13. Lặp lại các bước 11 và 12 với mũi nhọn trái
14. Lật trái, xếp các cạnh nằm phía trên và trên mặt ( nhưng không phải phần giữa giấy ) xuống gặp nếp xếp sẵn nằm ngang, như vậy các cạnh trên nổi lên. Ép bung chúng ra ngoài và ép sát xuống.
15. Quay trái tim phải vòng ra phía trước
16. Lặp lại bước 15 với trái tim trái
17. Đây là kết quả
18. Lặp lại bước 14.
19. Xếp thung lũng các góc giữa của mỗi trái tim lên gặp các cạnh nằm ngang bên cạnh.
20. Xếp các góc giữa của mỗi trái tim qua kề bên của các viền.
21. Xếp các mũi nhọn trên mỗi trái tim xuống một chút.
22. Gấp nấc thang làm miếng nẹp để chỉnh vị trí…
23. …các trái tim
24. Xong rùi, lật lại là ta sẽ có một hình trái tim như thế này
(Nguồn: congdonghandmade.net)