Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với
các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ
bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa
nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay
Công việc không hề đơn giản như những bộ phim hình sự mà
các bạn vẫn xem
Cảnh tượng tra vấn nghi phạm có lẽ đã quá quen thuộc với
các fan hâm mộ thể loại phim hình sự. Đẩy trí tưởng tượng đi xa một chút, có lẽ
bất cứ ai cũng có thể buộc một tên tội phạm phải khạc ra lời cung. Trừng mắt dọa
nạt, gào vào mặt hắn rằng dấu vân tay của hắn vung vãi khắp nơi trên hiện trường,
và bingo! Hắn buộc phải thú nhận mọi việc.
Bạn có sự tự tin, bạn có khả năng sáng tạo, bạn dễ dàng đọc
vị đối phương, nhưng chừng đó là chưa đủ để bạn có thể lấy lời khai từ bất cứ
tên tội phạm nào. Thanh tra thẩm vấn là những người được đào tạo chuyên nghiệp ở
lĩnh vực tâm lý xã hội, và họ có sẵn cho mình hàng tá những chiến thuật để moi
lấy lời khai từ phía đối phương.
(Ảnh: Minh họa)
Buộc ai đó phải thú nhận tội lỗi của mình là chuyện không
hề đơn giản, và thực tế, ngay cả những chuyên gia thẩm vấn xuất sắc nhất đôi
lúc cũng phạm phải sai lầm. Không có cuộc thẩm vấn nào giống với cuộc thẩm vấn
nào, nhưng điểm chung của chúng là đều khai thác những điểm yếu nhất định trong
bản tính con người. Những điểm yếu này sẽ sớm bộc lộ khi bạn tạo cho đối phương
một trạng thái căng thẳng, khi bạn buộc đối phương phải trải nghiệm những thái
cực đối lập nhau. Thống trị và quy phục, kiểm soát và phụ thuộc, bi kịch và lạc
quan – nếu bạn áp dụng đúng cách, ngay cả những tên tội phạm cứng đầu nhất cũng
sẽ phải thú nhận.
Những
kỹ năng hỏi cung cơ bản.
Kỹ thuật thẩm vấn
hiện đại phần lớn đều dựa trên việc nghiên cứu bản chất con người. Hầu hết
chúng ta đều có xu hướng thích trò chuyện với những người có vẻ giống với mình.
Một khi đã bắt đầu mở lời, sẽ rất khó để dừng lại. Một khi đã bắt đầu nói thật,
sẽ càng khó hơn để dối trá. Khi viên thanh tra nói rằng dấu vân tay của bạn được
tìm thấy trên núm cửa tại hiện trường, bạn vẫn sẽ cảm thấy tim mình đang đập mạnh
hết cỡ, mặc dù bạn đã đeo găng lúc gây án.
Trong một vài trường hợp, nhà điều tra được phép nói dối
nghi phạm để buộc hắn phải thú nhận. Điều này dựa trên việc cho rằng một người
vô tội sẽ không bao giờ thú nhận tội ác mà anh ta (hoặc cô ta) chưa từng phạm
phải, cho dù họ phải đối mặt với một chứng cứ giả tạo. Không may là không phải
100% các trường hợp đều diễn ra như vậy. Sử dụng quá nhiều chứng cứ giả tạo, sẽ
có lúc bạn tống cổ một người vô tội vào xà lim.
Việc trấn áp tâm lý đối phương được bắt đầu ngay trước
khi viên thanh tra mở lời. Phòng thẩm vấn được bố trí theo cách làm tối đa hóa
cảm giác khó chịu và bất lực của nghi phạm, ngay từ khi hắn bước chân vào căn
phòng. Một căn phòng thẩm vấn điển hình sẽ là một căn phòng nhỏ, cách âm, bên
trong không có gì khác ngoài một cái bàn và 3 cái ghế. Nó tạo ra một không khí
ngột ngạt, thiếu thiện cảm, khiến cho nghi phạm có cảm giác bị cô lập và chỉ muốn
ra khỏi đó càng nhanh càng tốt.
Trước khi đi vào
cuộc hỏi cung, viên thanh tra sẽ có một
cuộc đối thoại nho nhỏ với nghi phạm. Viên thanh tra sẽ bằng mọi cách tạo ra một
bầu không khí càng ít căng thẳng càng tốt. Họ sẽ đề nghị nghi phạm chia sẻ một
số chi tiết đời thường như sở thích cá nhân hay một ước mơ nào đó. Họ làm mọi
cách để lấy được niềm tin cũng như sự đồng thuận của đối phương. Một khi nghi
phạm đã chịu mở lời, rất khó để họ dừng lại, và một khi họ đã chịu nói thật,
càng khó hơn để bắt đầu dối trá.
Trong suốt cuộc trò chuyện này, mọi phản ứng, cả bằng lời
lẫn không lời của nghi phạm sẽ được ghi lại. Một đường phản ứng nền (baseline
reaction) được tạo ra, trước khi sự căng thẳng thực sự bắt đầu.
Một phương pháp khác thường được áp dụng để lấy được đường
phản ứng nền, đó là phương pháp ghi nhận chuyển động của con mắt. Viên thanh
tra sẽ hỏi những câu hỏi gợi nhớ (đòi hỏi trí nhớ) và những câu hỏi đòi hỏi suy
nghĩ. Khi nghi phạm cố nhớ điều gì đó, mắt của hắn thường di chuyển sang bên phải
– một biểu hiện của bộ não khi kích thích trung tâm ký ức. Khi nghi phạm nghĩ về
điều gì đó, mắt hắn sẽ hướng lên trên hoặc sang phải – một biểu hiện khi bộ não
đang kích thích trung khu nhận thức. Tất cả những chuyển động này đều được ghi
lại.
Đấu trí
Cuộc thẩm vấn chỉ
thực sự bắt đầu khi viên thanh tra sử dụng kỹ thuật gây áp lực lên đối phương.
Kỹ thuật này bao gồm 9 bước, nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp một số
bước bị bỏ qua. Không có cuộc thẩm vấn nào là điển hình, nhưng 9 bước cơ bản
này sẽ giúp bạn phần nào nhận ra cách để thành công trong việc tra hỏi.
Đối mặt
Viên thanh tra sẽ
phác thảo sơ bộ về diễn biến của vụ việc, đồng thời đưa ra những chứng cứ chống
lại nghi phạm. Chứng cứ này có thể có thực, có thể được dựng lên, nhưng điều đó
không quan trọng. Chúng được đưa ra nhằm mục đích khẳng định sự liên quan của
nghi phạm đến vụ việc. Mức độ căng thẳng bắt đầu leo thang, và đây chính là thời
điểm viên thanh tra rời khỏi chỗ ngồi. Việc di chuyển trong căn phòng và áp sát
nghi phạm sẽ làm hắn cảm thấy bức bối và khó chịu.
Nếu nghi phạm bắt đầu tỏ ra bồn chồn, thường xuyên cựa quậy,
liếm môi, vuốt tóc hoặc lặp lại bất cứ một hành động nào đó, viên thanh tra sẽ
ghi nhận lại như là biểu hiện của sự dối trá, và họ biết là mình đang đi đúng
hướng
Dàn dựng
Viên thanh tra xây
dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau để buộc nghi phạm phải nhận tội. Họ sẽ nhìn
thẳng vào mắt nghi phạm, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hắn làm điều đó, tại
sao hắn nghĩ hắn có thể làm điều đó, và hắn có thể biện hộ như thế nào cho hành
vi của mình. Nghi phạm có động cơ nào khác thường không? Hắn có đổ lỗi cho nạn
nhân không?
Ngay khi câu chuyện
trở nên hợp lý, viên thanh tra sẽ bắt đầu sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, đầy
thông cảm và logic để tâm sự với nghi phạm. Trong suốt quá trình này, viên
thanh tra luôn phải nhìn trực tiếp vào mắt nghi phạm. Hắn có tỏ ra chú ý hơn so
với trước không? Có khẽ gật đầu không? Có tỏ ý tán thành không? Nếu có, viên
thanh tra sẽ tiếp tục đi sâu vào câu chuyện này, từ đó nhanh chóng lấy được lời
khai của nghi phạm. Nếu không, họ buộc phải xây dựng một câu chuyện khác, hợp
lý hơn với nghi phạm.
Dập
tắt phủ nhận
Việc để nghi phạm
phủ nhận tội lỗi của hắn sẽ giúp hắn tăng thêm tự tin, do đó viên thanh tra cần
biết cách đập tan sự phủ nhận này. Có nhiều cách thực hiện, ví dụ, bạn có thể
nói với nghi phạm rằng, sẽ đến lượt hắn trình bày, nhưng ngay lúc này, hắn cần
lắng nghe. Ngay từ khi bắt đầu cuộc thẩm vấn, nhất cử nhất động của nghi phạm
đã bị theo dõi sát sao, và chỉ cần hắn có ý định phủ nhận, viên thanh tra sẽ
ngay lập tức dập tắt chúng.
Nếu như không có bất
cứ sự phủ nhận nào, đó là một dấu hiệu rất tích cực. Nếu lời phủ nhận ít dần,
hoặc dừng hẳn trong quá trình thẩm vấn, viên thanh tra biết rằng câu chuyện của
mình đang đi đúng hướng, và họ đã đến rất gần lời thú tội.
Lấn át
Nghi phạm có thể sử
dụng nhiều lý lẽ khác nhau để phản bác lại viên thanh tra. “Tôi sẽ chẳng bao giờ
cưỡng hiếp ai cả. Em gái tôi từng bị cưỡng hiếp, tôi biết điều đó đau đớn như
thế nào. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với bất cứ ai.” Viên thanh tra sẽ sử
dụng chi tiết này như một thông tin để chống lại nghi phạm. Họ có thể nói rằng,
“Anh thấy đó, rất tốt. Anh nói rằng anh không bao giờ có ý làm chuyện này. Tôi
biết anh đã mất lúc đó anh đã mất kiểm soát? Đó chỉ là một sai lầm nhất thời,
hoàn toàn không phải bản chất của anh.”
Đồng minh
Đây chính là thời
điểm thích hợp để viên thanh tra tỏ ra nản lòng và mất niềm tin. Họ cố tỏ ra rằng
họ cần đến sự trợ giúp của nghi phạm, thông qua đó, làm hắn mất cảnh giác. Họ sẽ
cố gắng ngồi lại gần hơn với nghi phạm, họ tiếp tục câu chuyện của mình với giọng
điệu thân thiện hơn, thậm chí, họ cần đến những cử chỉ như vỗ vai, chạm tay…
Mất kiểm soát
Nếu nghi phạm có bất
cứ một cử chỉ nào cho thấy hắn đã đầu hàng – úp mặt vào tay, đặt khuỷu tay trên
gối, cúi vai… viên thanh tra nhận thấy cơ hội buộc hắn thú tội đã đến rất gần.
Viên thanh tra sẽ bắt đầu chuyển từ việc tiếp tục câu chuyện đến việc xây dựng
động cơ. Ngay lúc này, viên thanh tra sẽ bằng mọi cách nhìn trực tiếp vào đối
tượng – càng lâu càng tốt, càng thường xuyên càng tốt, từ đó trạng thái căng thẳng
cũng như mong muốn được thoát khỏi cuộc tra vấn này càng sớm càng tốt sẽ được đẩy
lên cực độ.
Luân
phiên
Viên thanh tra sẽ
đưa ra hai động cơ hoàn toàn đối lập nhau, một động cơ hoàn toàn dễ chấp nhận,
“Anh giết hắn chỉ để bảo toàn tính mạng”, và một động cơ đáng ghê tởm, “Anh giết
hắn chỉ vì tiền”. Viên thanh tra sẽ luân phiên thay đổi giữa 2 sự lựa chọn này,
từ đó đẩy nghi phạm vào trạng thái căng thẳng cực độ, cho đến khi hắn đầu hàng
và có dấu hiệu đồng thuận với một động cơ nào đó.
Đối thoại
Khi nghi phạm đã đồng
thuận với một động cơ nào đó, việc thú tội chính thức bắt đầu. Viên thanh tra sẽ
khuyến khích nghi phạm nói về tội ác của mình, và đưa vào phòng thẩm vấn thêm
ít nhất 2 người nữa để chứng kiến. Việc đưa thêm người vào chứng kiến không nằm
ngoài mục đích gia tăng stress cho nghi phạm, nhưng đồng thời cũng buộc nghi phạm
phải xem lại lý do gây án của mình, từ đó, khẳng định chắc chắn lời thú tội của
mình.
Thú nhận
Đây là bước cuối
cùng trong nỗ lực buộc nghi phạm phải thừa nhận tội ác mình đã gây ra. Viên
thanh tra sẽ buộc nghi phạm phải ghi lại lời thú tội này, thông qua một bản viết
tay, hoặc một chiếc máy thu âm. Thông thường, nghi phạm sẽ bằng lòng làm mọi thứ
để nhanh chóng được rời khỏi phòng thẩm vấn. Hắn sẽ xác nhận tính tự nguyện
trong lời thú tội, và ký vào đó trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
Một cuộc thẩm vấn thực sự
Để hình dung rõ
hơn về những phương thức thẩm vấn, hãy cùng tìm hiểu xem thanh tra Victor
Lauria đã làm cách nào để buộc Nikole Michelle Frederick thú nhận tội ác của
mình. Đứa con riêng chưa đầy 2 tuổi của chồng Frederick, đã được chuyển đến
khoa cấp cứu trong tình trạng hấp hối, với những dấu hiệu rõ ràng của việc bạo
hành. Cuộc thẩm vấn kéo dài 2 ngày, với kết thúc mà ai cũng có thể đoán trước.
Lauria: Cô đánh
giá khả năng làm mẹ của mình như thế nào?
Frederick: Ừm, tôi
nghĩ tôi đã làm khá tốt. Có thể tôi đã không được nghiêm khắc cho lắm.
Lauria: Cô nghĩ
Ann Marie có phải là một đứa trẻ ngoan không?
Frederick: Tôi
nghĩ nó khá nghịch ngợm. Nó khóc suốt ngày, luôn muốn được bế. Anh thấy đó, nó
suốt ngày leo trèo nghịch ngợm, nên người nó lúc nào cũng tím bầm cả lên. Trông
như lúc nào nó cũng bị đánh vậy.
Frederick đã bắt đầu
tạo lý do cho những vết thương của Ann Marie, đồng thời thiết lập cho mình một
động cơ chính đáng – “Nó là một đứa trẻ nghịch ngợm”. Lauria đã sử dụng điều
này như một cơ sở để bước đầu đi vào cuộc thẩm vấn. Anh để Frederick biết rằng
cô sẽ bị lật tẩy như thế nào:
Lauria: Có rất nhiều
cách để cảnh sát biết được những vết bầm tím ấy là từ đâu mà ra.
Frederick: Tôi
không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra. Con bé là
người duy nhất biết được, và lúc này có vẻ nó chẳng nói năng được gì. Tôi không
có ý thô lỗ, nhưng ông định thẩm vấn tôi đến bao giờ?
Lauria: Như tôi đã
nói đấy, chúng tôi có thể biết được rất nhiều thứ qua những vết bầm tím ấy. Bác
sỹ, giám định pháp y, cô biết đấy, họ sống với những dấu vết ấy mà.
Frederick: Thì
sao?
Lauria: Cô có cho
rằng sẽ có người nghi ngờ chính cô đã gây ra chúng không?
Frederick: Không.
Lauria: Cô có nghi
ngờ ai khác không?
Frederick: Không, nhưng anh nghe tôi nói rồi đấy. Không cứ
là phải có người đánh mới có thể….
Lauria cắt ngang: Trong số những người có mặt tại nhà cô
kể từ tối qua, có ai cô cho rằng sẽ không bao giờ làm thế với Ann Marie?
Frederick: Tôi biết
John sẽ không bao giờ làm thế. Thành thực thì tôi cũng không cho rằng Brian sẽ
làm thế.
Lauria: Và ai sẽ
nói những lời tương tự với cô?
Frederick: Ừm, có
thể là John. Nhưng tôi thấy chuyện này là không cần thiết. Tôi chẳng tin vào những
gì mấy tay bác sỹ hay giám định viên của anh nói…
Lauria tiếp tục cắt
ngang với một câu chuyện do anh dựng lên. Anh cho rằng đó là một tình huống nằm
ngoài kiểm soát. Frederick không hề có ý đánh đập con mình, đó chẳng qua chỉ do
cô đang mất bình tĩnh. Nhưng Frederick tỏ ra không đồng thuận với câu chuyện
đó. Cô liên tục vặn hỏi, “Tại sao anh không tin tôi?”, và ngay lập tức, Lauria
chuyển sang một câu chuyện khác. Anh cho rằng những vết thương đó không phải do
một va đập hoặc ngã mà ra, rằng có ai đó đã đánh đập Ann Marie, nhưng đó không
phải là Frederick.
Khi nhận thấy sự đồng
thuận từ thái độ của Frederick, Lauria tiếp tục đào sâu vào câu chuyện này. Anh
đổ hết lỗi cho Ann Marie, rằng nó là một đứa trẻ khó dạy bảo, rằng nó ương bướng
và nghịch ngợm đến mức không ai có thể chịu nổi. Khi nhận thấy Frederick đã tỏ
ra đồng ý, Lauria bắt đầu đưa ra những động cơ gây án. Anh nói với Frederick rằng,
“Khi không có lời giải thích, người ta sẽ hướng đến tình huống tồi tệ nhất”.
Hai động cơ tương phản nhau được đưa ra, một tay sát thủ máu lạnh ưa thích việc
hành hạ trẻ nhỏ, và một người mẹ trót phạm phải lỗi lầm trong giây phút mất kiểm
soát. Kết cục cuối cùng hẳn bạn đọc cũng có thể đoán được.
Trong suốt hai ngày thẩm vấn, Frederick chưa hề hỏi thăm
về tình hình của Ann Marie. Trong những giờ phút cuối, Laurie đã thẳng thắn hỏi
Frederick về điều này. Frederick phủ nhận, đồng thời lập tức yêu cầu Laurie
cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại của đứa trẻ. Khi Laurie nói rằng đứa
bé đã chết não và có lẽ sẽ không qua khỏi, Frederick đã nhanh chóng sụp đổ, “Lạy
Chúa, tôi đã phạm tội giết người! Tôi đã giết chết đứa bé ấy! Tôi đã giết chết
nó rồi!”
Một câu chuyện có kết thúc không mấy lạc quan. Ann Marie
chết vì những thương tích do bà mẹ kế gây ra, trong khi Nikole Michelle
Frederick lĩnh mức án chung thân cho tội sát nhân độ I.
Kết
Thẩm vấn tội phạm
chưa bao giờ là công việc dễ dàng như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Nó đòi hỏi
rất nhiều tố chất, từ khả năng giao tiếp, quan sát, đọc được những suy nghĩ, cảm
xúc của đối phương cho đến khả năng ứng biến cực kỳ nhanh nhạy. Môi trường công
việc cực kỳ căng thẳng, chưa kể nguy cơ đến từ việc những tên tội phạm có thể
xông vào ăn thua đủ với bạn bất cứ lúc nào. Đây thực sự là công việc dành cho
những người có thần kinh thép.
(Nguồn: Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment