Gió là hiện tượng tự nhiên gây ra
do sự chuyển động không khí. Ngày ngày chúng ta đều cảm nhận thấy nó.
Gió – chúng ta không thể sờ thấy
nó, có khi nó tích mây tự mưa, điều tiết khí hậu, thổi thuyền dong buồm… làm
phúc cho con người; nhưng cũng có khi nó cuốn tung đất cát, cuộn song nổi
giông, quật cây đổ nhà. Đem đến cho con người những tai hại không kể xiết.
Con người từ rất sớm đã biết lợi
dụng gió. Cối xay gió là một phương tiện có thể chuyển năng lượng gió thành
năng lượng cơ học. Hút nước tưới ruộng, xay lúa giã gạo… nó đều làm được. Sự xuất
hiện của cối xay gió cho đến nay đã hơn 2000 năm, và nó đã giúp ích rất nhiều
cho cuộc sống con người.
(Cối xay gió)
Đến mấy chục năm gần đây, cùng với
sự tiêu hao năng lượng ngày càng lớn phục vụ cho cuộc sống, tài nguyên nhiên liệu
khoáng vật ngày càng thiếu, con người ngày càng coi trọng nguồn năng lượng gió
này. Theo tính toán của các nhà khoa học, gió lớn chứa năng lượng rất lớn: gió
cấp năm với tốc độ là 10m/s thổi vào bề
mặt vật thể thì lực tác động của nó lên mỗi mét vuông là khoảng 100 niuton, bão
với tốc độ gió đạt 50-60m/s thì lực tác dụng thu được nhờ đốt than đá trên toàn
thế giới mỗi năm chỉ bằng 1/3000 năng lượng sức gió đem đến trong một năm. Vì vậy
có người gọi năng lượng gió là nguồn “thang trắng” mà mắt thường không nhìn thấy
được.
Nếu như khai thác sức gió phục vụ
cho con người thì đó sẽ là nguồn tài nguyên lớn vô cùng. Hiện nay rất nhiều quốc
gia đã lợi dụng sức gió để phát điện chiếu sáng, nạp điện và thông tin vô tuyến
điện, đồng thời cung cấp nguồn điện cho các tháp đèn biển, trạm vệ tinh mặt đất
và các thiết bị dẫn đường.
Thiết bị phát điện bằng gió thông
thường được chia thành ba bộ phận: cánh quạt, máy phát điện và tháp thép. Máy
phát điện chuyển năng lượng gió thành điện năng; còn cánh quạt và tháp thì xem
ra nó giống như những cối xay gió lớn.
(Nhà máy phát điện bằng sức gió)
Năng lượng gió là nguồn “cung ứng”
miễn phí, nhưng lại không mấy tin cậy – lúc thì nhiều , lúc thì ít, lúc có lúc
không. Vậy làm sao để tích trữ lại được nguồn năng lượng này? Các nhà khoa học
đã nghiên cứu một số phương pháp , ví như: dùng khí hidro tích trữ năng lượng,
xung điện bằng sức gió, tích điện áp khí… khi gió lớn, tích trữ nguồn điện năng
thừa lại khi không có gió hoặc ít gió thì sử dụng.
Gió không những có năng lượng rất
lớn mà cũng giống như năng lượng Mặt trời, nó là nguồn năng lượng khai thác
không hết được, có thể tái sinh được, lại vô cùng sạch. Nguồn “than trắng” này ở
đâu cũng có thể khai thác được, chằng cần phải thăm dò, đào bới khai thác, vận
tải và gia công. Trong rất nhiều những thiết bị phát điện phong phú hiện nay,
thiết bị phát điện sức gió là một loại tương đối đơn giản.
Khai tác tận dụng năng lượng gió
để phục vụ nhu cầu điện năng của con người đồng thời bảo vệ môi trường, đó là một
phương hướng rất khả thi cho nhân loại.
No comments:
Post a Comment