Có nhiều tác giả quả quyết rằng có tới 35.000 năm trước đây, người nguyên
thủy ăn lông ở lỗ đã biết dùng da thú để gói đồ, làm vách, lợp nhà.
Quả quyết nầy không vô
lý, nhiều dấu hiệu được khai quật như dụng cụ may da
chẳng hạn đã chứng minh da được
dùng từ thời tiẽn sử. Muốn
dùng lợp nhà, người ta xông khói da để đủ sức chịu nắng mưa,
sương tuyết. Khi không còn ơ trong những hang động thì con người trên đường du mục, rày đây mai đó, dùng da để che lều. Người Esquimaux xưa và nay vẫn dùng da thú trong các công việc ấy.
(Ảnh: Phơi da thuộc)
Sự thuộc da nầy ngày xưa không được tinh vi nhờ những chất hóa học như thời nay song họ cũng đã biết thuộc bằng nước vỏ cây ngâm rồi thoa ở bên ngoài, sau khi da đẫ khô. Thuộc da bằng vỏ
cây ngâm bắt đầu và thịnh hành ở thời đại tân thạch khí. Người xứ Mesopotamie đung phèn chua để thuộc da. Người Ai Cập dùng mỡ thú vật. Người
Hi Lạp, La Mã bắt chước người Ai Cập và dùng nhiều loại vỏ cây khác để vừa thuộc vừa nhuộm màu da. Văn hào
PlineCuu
đã cho ta biết người La Mã dùng phèn và vỏ cây Sumac. Nhiều cổ nhân dùng củ cây, rễ cây dùng trái nho, lá dâu
vỏ cây thông.
(Ảnh: Phơi da thuộc)
Đến thế kỷ XIII, người Á Rập mới có sáng kiến thuộc da thật khéo để trang
hoàng nhà cửa. Nghệ thuật này được truyền sang Âu châu nhất là tại Tây Ban Nha.
Phải đợi đến thế kỷ 19, người ta mới bìết thuộc da bằng những phương thức khoa học.
Lối năm 1880, có hai người Gia Nã Đại là Dalton và Oulton tổ chức, nuôi nhiều giống thú có bộ lông tốt để lấy da. Dùng
muối Coran để thuộc da là sáng kiến của Knapp và Cavalhn.
Năm 1898, Payne và
Pullman cầu chưng lối dùng Formol để thuộc da. Nhưng đáng lưu tâm nhất là công
trình qui mô của nhà thuộc da chuvên môn Procer (1848-1927). Cơrom được thế cho phèn và nhiều vỏ cây, rễ cây.
Tuy nhiên không phải người ta bỏ hẳn các chất thảo mộc mà dùng chúng một cách
khoa học hơn. Năm 1897
Roberto sáng chế cách dùng chất thảo mộc mà dùng chúng một cách khoa học hơn.
Nàm 1897 Roberto sáng chễ cách dùng chất thảo mộc để thuộc da theo kiểu hỏa tốc. Người mở cho ngành thuộc da
cánh cửa kỷ nghệ là nhà hóa học
người Áo Stiasny năm 1911,
Ông chế ra chất thuộc da hóa học gọi
là Syntan, ngày nay còn đắc dụng.
No comments:
Post a Comment