Lên trời xuống biển là mộng ước của loài người
từ xa xưa, và ngày nay mộng ước đó đã được thực hiện. Vũ trụ, đại dương, con
người đã tới khắp. Vệ tinh bay đầy trời, phi thuyền hạ cánh xuống mặt trăng, bay ra ngoài thái dương
hệ.... Giúp con người quan sát được thế giới vô cùng. Thế nhưng thành tích
"lên trời, lặn biển" của con người rõ ràng là nhiều hơn rất nhiều so
với thành tích "xuống đất" Mấy ngàn năm nay, con người cũng vẫn mộng
tưởng được đi sâu vào lòng đất, nhưng cho đến nay, độ sâu mà chúng ta tới được
vẫn chưa quá vạn mét, chỉ bằng "lỗ chân lông" của lớp da trái đất,
còn xa mới tới được "lục phủ ngũ tạng" của nó.
Tại sao vào lòng đất lại khó vậy? Chúng ta hãy
xem kết cấu nội bộ của địa cầu.
Bán
kính trái đất khoảng
6371 km, mật độ mặt ngoài trái đất gấp mấy ngàn lần mật độ khí quyển, còn mật độ
lõi trái đất thì lớn hơn trên vạn lần. Vậy bạn xem phải dùng động lực lớn như
thế nào mới có thể khoan một hố vào sâu trong địa tâm.
(Ảnh: Lõi trái đất)
Trái đất giống như là một quả trứng gà luộc gần
chín, 33 km là vỏ ngoài, 2.900 km là địa mạn (lòng đất - phần giữa vỏ và tâm
trái đất) và hơn 3.000 km nữa là địa hạch thì mới tới được tâm cầu. Từ bề mặt
trái đất.xuống, cứ sâu 33 m là nhiệt độ tăng thêm l0C, khi đến được địa mạn thì nhiệt độ đã đạt tới 15000C đến 3.0000C, nhiệt độ này còn cao hơn nhiệt độ trong lò luyện thép, mà đến được tâm trái đất, nhiệt độ sẽ cao khoảng
5.0000C. Thử hỏi làm sao có vật chất nào có thể chịu được nhiệt độ như vậy mà
không bị nung chảy?
(Ảnh: Hạt nhân trái đất)
Từ bề mật trái đất tới địa tâm, mật độ của vật
chất càng ngày càng lớn, áp lực cũng ngày càng lơn. Thể tích của địa hạch chi bằng
1/8 tổng thể tích của trái đất, thế nhưng khối lượng thì chiếm tới 1/3. Áp lực ở
địa hạch có thể đạt tới hơn 300 vạn atmotphe. Vua độ cứng kim cương cũng biến
thành chất lỏng ở áp lực 180 vạn atmotphe. Nên trong điều kiện khoa học kỹ thuật
hiện nay không có bất kỳ vật chất nào có thể đảm nhiệm vai trò mũi khoan để vào
sâu trong trái đất.
Hiện nay, người ta chỉ có thể dùng sóng địa chấn
và điện từ để thám trắc, tiến hành nghiên cứu phỏng đoán "ngoài da" đối
với trái đất Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật,
con người sẽ không dừng lại ở vỏ ngoài dưới vạn mét, sẽ có một ngày, chúng ta
có thể "vào thăm" được "đáy lòng" của người mẹ trái đất.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)
No comments:
Post a Comment