Nữ
hoàng Cleopatra (60-30 TCN) là một trong những người nổi tiếng nhất trong hơn
300 năm (332 TCN-30 SCN) người Hy Lạp nắm quyền hành ở Ai Cập. Chính danh Nữ
hoàng của bà là Cleopatra VII Philopator. Không chỉ riêng bà, mà còn nhiều Nữ
hoàng Ai Cập khác cùng tên Cleopatra (nghĩa là Niềm vinh quang của vua cha),
nhưng vì bà quá nổi tiếng nên người sau nói đến tên này là nói đến bà, ở ta hay
đọc là Cờ-lê-ô-pát. Bà là vị Nữ hoàng cuối cùng và nhà cai trị người Hy Lạp cuối
cùng ở Ai Cập.
(Ảnh: Nữ hoàng Cleopartra)
Trong
thời gian trị vì Ai Cập, bà đã chứng tỏ tài năng chính trị giữa các biến động lớn
lao. Trí thông minh, tài thuyết phục và lèo lái con thuyền quốc gia trước nguy
cơ đế quốc La Mã xâm lăng của bà đã đi vào thơ văn cổ Ai Cập, được các sử gia
thán phục. Nhưng lạ thay, sau này người ta tuy cũng công nhận bà là Nữ hoàng
trí tuệ và bản lĩnh, nhưng lại cũng bỏ không ít thời gian quan tâm bàn đến nhan
sắc của bà. Các huyền thoại về sắc đẹp của bà thường dựa trên mối quan hệ với hai
vị tướng và lãnh đạo hùng mạnh là Caesar (Xê-da) và Antony (Ăng-toan). Cả hai vị
này đều đắm say và quyến luyến, có con với bà. Có sử gia cho rằng, bà rất hoàn
mỹ, là “Người phụ nữ có vẻ đẹp vượt trội” và “vô cùng thông minh”. Nhưng có sử
gia khác lại viết: “Nhan sắc của bà không đủ nổi bật để làm người ta vừa gặp
cũng phải ngẩn ngơ.” Theo suy luận thông thường, người phụ nữ làm say mê hai
danh tướng quyền thế bậc nhất thì khó có thể xấu xí được, nhưng cũng có lập luận
cho rằng, tình yêu vì mục đích chính trị quan trọng hơn.
Vì
không lưu lại được đến nay bức tượng nào, kể cả xác ướp của Nữ hoàng Cleopatra,
nên các kết luận trái ngược nhau về nhan sắc của bà vẫn chưa ngã ngũ. Những đồng
tiền in hình Nữ hoàng do bà cho phát hành lúc đương thời mới được tìm thấy gần
đây (ảnh trên) cho thấy, bà khá giống đàn ông. Những đồng tiền cổ bằng vàng được
phát hiện trước đó còn dập nổi một dung nhan tệ hơn, mũi lõ dài và quặp, nhọn
hoắt, có người dựa vào hình này để nói bà “xấu kinh khủng”.
Quan
niệm về vẻ đẹp ở mỗi nơi, mỗi thời đại rất khác biệt chẳng hạn như trong Tứ đại
mỹ nhân (4 người đẹp nhất) của Trung Hoa xưa, thì “Yến ốm Hoàn mập”, Triệu Phi
Yến thời Hán, người gầy mỏng thướt tha mới được coi là đẹp, Dương Ngọc Hoàn tức
Dương Quý Phi thời Đường người tròn trịa mập mạp mới được liệt vào nhân. Vì vậy,
vào thời Nữ hoàng Cloeparta trị vì, bà chắc hẳn là mỹ nhân đương thời, và chắc
chắn chẳng thần dân Ai Cập nào quan tâm đến chuyện Nữ hoàng của họ có đẹp hay
không theo quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ của chúng ta ngày nay, sau hơn 2.000 năm.
Nữ
hoàng Clopatra được đánh giá là một trong số những người nổi tiếng mọi thời đại.
Bà còn được coi là người đầu tiên sáng chế ra nước hoa và sử dụng nhiều các loại
tinh dầu chiết suất từ hoa và cây cỏ để thoả mãn sự ưa thích kỳ lạ của mình.
Nhiều sử gia tin rằng, vào thời đó, nước hoa, loại tạo hương quyến rũ mới lạ
này đóng vai trò không nhỏ trong việc chinh phục hai yếu nhân hàng đầu của đế
chế Hy Lạp đến với Nữ hoàng trị vì Ai Cập.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
What a material of un-ambiguity and preserveness of valuable experience on the topic of unpredicted feelings. yahoo email login
ReplyDelete