Sau
giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng trở thành nhà Thiên văn học người
Mỹ gốc Việt thứ 2 toả sáng trong bầu trời các nhà thiên văn vật lý hàng đầu thế
giới.
Giáo
sư Lưu Lệ Hằng, tên tiếng Mỹ là Jane X. Lưu, còn thường được gọi là Janne Lưu,
sinh năm 1963 ở miền Nam Việt Nam và lớn lên ở Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí
Minh). Sau đó bà theo gia đình sang Mỹ, đến tiểu bang Kentucky. Tình cờ, sau một
chuyến tham quan phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực, bị hấp dẫn bởi phòng thí
nghiệm các phi thuyền với các sứ mệnh vũ trụ, bà quyết định chọn ngành thiên
văn học. Bà thi đậu vào trường Đại học Stanford (California), tốt nghiệp cử
nhân vật lý năm 1984. Bà làm nghiên cứu sinh tại Đại học California tại
Baerkeley và Học viện công nghệ Massachusetts dưới sự hướng dẫn của giáo sư
David C.Jewitt. Sau 5 năm quan sát, vào năm 1992, họ tìm đã phát hiện ra vật thể
đầu tiên trong vành đai Kuiper (các thiên thể nằm ngoài sao Hải Vương) và sau
đó phát hiện ra vành đai này với khoảng 70.000 thiên thạch. Phát hiện này là một
bước tiến lớn trong việc tìm hiểu hành tinh hệ mặt trời.
(Ảnh: Nữ Giáo sư Lưu Lệ Hằng)
Năm
1991, bà nhận giải thưởng Annie J.Cannon thiên văn học của Hội Thiên văn học Mỹ,
năm 1992 nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Massachusette và học bổng Hubble của Đại
học Califomiai Baerker Tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh (5430 Luu) để
vinh danh.
Sau
đó bà trở thành giáo sư tại Đại học Harvard và cũng từng làm giáo sư tại Đại học
Leiden (Hà Lan) rồi trở lại Mỹ làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí
nghiệm Lincoln, Học viện Massaehusette.
Năm
2004, giáo sư Lưu Lệ Hằng và người thầy, người đồng nghiệp David C.Jewitt thông
báo phát hiện tinh thể bằng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất
trong vành đai Kuier được biết đến vào thời điểm đó.
Từ
1993 đến 1995, bà cùng 7 đồng nghiệp đã phát hiện ra 31 tiểu hành tinh. Ngoài
giải thưởng Annie J. Cannon thiên văn học của Hội Thiên văn học Mỹ (1991), giáo
sư Lưu Lệ Hằng còn được trao 2 giải thưởng lớn cũng vào năm 2012. Giải Giải thưởng
Thiên văn học 2012 được trao cho công trình khám phá ra vành đai Kuiper của ba
nhà thiên văn học Mỹ, các giáo sư: David C. Jewitt, Jane X. Lưu (Lưu Lệ Hằng)
và Michael E. Brown. Giải này được coi như giải Nobel Thiên văn học của thế giới.
Bà và giáo sư David C. Jewitt lại tiếp tục nhận Giải Shaw Thiên văn học 2012 về
công lao định danh các vật thể ngoài Hải Vương tinh. Giải này được coi như
Nobel Thiên văn học của châu Á.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)
No comments:
Post a Comment