Monday, April 25, 2016

Thời trung đại và Thành Cát Tư Hãn

Thời trung đại
Thời trung đại là thời kì lịch sử nằm sau cổ đại và trước cận đại, tức "thời kì ở giữa". Khái niệm chung là như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng rạch ròi hay thống nhất vì nhiều cách nhìn nhận.
Nhiều sử gia châu Âu tính mốc thời này từ sự sụp đổ của đế quốc La Mã (476) đến 1488 với cuộc phát kiến địa lí đầu tiên tìm thấy mũi Hảo Vọng. Cách phân đoạn như vậy chỉ có thể ứng với lịch sử Tây Âu. Về sau nhiều nhà sử học gắn ý nghĩa của thời trung đại với thời kì tồn tại chủ yếu của chế độ phong kiến. Tuy cách phân đoạn này làm vấn đề sẽ phức tạp hơn vì năm bắt đầu và kết thúc của chế độ phong kiến ở mỗi nước khác nhau, ở châu Âu từ TK 16 - TK 18, ở châu Á là TK 19, nhưng mang lại được một số đặc trưng chung của một giai đoạn lịch sử trên toàn thế giới. 
(Ảnh: Thành Cát Tư Hãn)
 Trong các vị vua và tướng kiệt xuất của châu Á trong thời trung đại, vị vua và tướng kỳ tài người Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất.
Sự nghiệp của ông bắt đầu từ việc thống nhất các bộ tộc Mông cổ, được các thủ lĩnh trong liên minh bầu làm Đại Hãn (Vua của cả thế giới). Tiếp đó ông thôn tính các nước Tây Á, Trung Quốc, rồi đánh chiếm sang châu Âu, tràn đến tận Biển Đen ngăn châu Âu với Tiểu Á.
Tài năng quân sự của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (10 - thập hộ, 100 - bách hộ, 1.0001 thiên hộ, 10.000 vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép đoàn quân của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục. Kỵ binh ông vượt trội về thiện chiến và sự linh hoạt trước kỵ binh châu Âu giáp trụ cồng kềnh, chậm chạp.
 (Ảnh: Chiến sĩ của Thành Cát Tư Hãn)
Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng không buông tha. Ông ra lệnh cho quân của mình truy kích đến cùng khiến cho các thủ lĩnh của đối phương suy sụp hoàn toàn, phải đầu hàng quy phục hoặc bị thảm sát, không cho họ cơ hội tập hợp, phục hồi lực lượng.
Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn thực hiện là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh và tâm lý chiến.
Về tâm lý chiến, Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì đối phương, ông thường cho loan báo và gửi những lời đe dọa gây hoang mang, nếu đối phương không chấp nhận ông sẽ tấn công tiêu diệt toàn bộ. Sau đó ông thường cố tình cho bỏ sót hay thả vài người bị bắt để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.
Chiếm được vùng nào, Thành Cát Tư Hãn lập tức sáp nhập ngaỵ vào đế chế cùa mình. Vào thời cực thịnh, đế chế Mông cổ là lớn nhất lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên diện tích lên đến 35 triệu km2. Toàn bộ đế chế phải tuân thủ bộ luật mà Thành Cát Tư Hãn đã cho làm ra với chữ viết của người Mông Cổ.
(Nguồn: Kiến thức phổ thông)

No comments:

Post a Comment