Sunday, March 26, 2017

Lùi thời hạn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

Sáng 22-3, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (QH) thành phố Nguyễn Bá Sơn chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13 dự kiến trình QH xem xét thông qua tại kỳ họp thứ ba sắp đến.
Qua trao đổi, các ý kiến đều đồng tình cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi BLHS năm 2015 được thông qua để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần lùi thời hạn thi hành BLHS để bảo đảm việc tổ chức triển khai được thực hiện tốt, kỹ càng, đồng bộ.
(Bộ luật hình sự 2015)
Bên cạnh các ý kiến đề nghị thêm bớt, làm rõ, chỉnh sửa một số câu từ…, các chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn về luật còn đưa ra nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến các nội dung trong dự án. Một số ý kiến cho rằng, xu hướng “trẻ hóa” tội phạm đang gia tăng, cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ phạm tội; do đó, cần quy định rõ ràng các tội mà người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cần thiết lập cơ chế tòa án chuyên trách cho trẻ em nhằm hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn trẻ em có liên quan đến pháp luật, bảo đảm không ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ em trong độ tuổi này. Ý kiến khác cho rằng, việc quy định xử lý hình sự quá rộng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tiềm ẩn nguy cơ sớm đưa các em vào vòng tố tụng, không phải là phương án tốt nhất để giáo dục các em trở thành người tốt trong xã hội. Vì vậy, chỉ nên quy định xử lý hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Về quy định xác định hàm lượng chất ma túy để quy ra khối lượng hoặc thể tích, có ý kiến đề nghị chỉ xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong 4 trường hợp: chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy ở thể lỏng được pha loãng; xái thuốc phiện; chất ma túy trong thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Ý kiến khác đề nghị cần giám định hàm lượng chất ma túy trong tất cả các trường hợp để bảo đảm công bằng trong xét xử. Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, một số ý kiến tán thành với việc quy định “bỏ trốn” là tình tiết định tội tại khoản 1 Điều 175 để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay…
(Nguồn: baodanang.vn)

Mua đất bằng giấy tay, làm sổ đỏ như thế nào?

Nghị định 01/2017 (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 43 hướng dẫn Luật đất đai 2013) có quy định những trường hợp mua bán bằng giấy viết tay trước ngày 1-1-2008 sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (giấy chứng nhận - “sổ đỏ”).
(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ))
Người dân đang sử dụng nhà đất giao dịch giấy viết tay thuộc khung thời gian mà nghị định 01 (nêu trên) cho phép, khi đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cần chuẩn bị các hồ sơ như sau: đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận; một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật đất đai và điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nếu có (bao gồm: những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15-10-1993; giấy chứng nhận tạm thời hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất…).
Đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, người dân cần nộp thêm một trong các giấy tờ quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của nghị định số 43 như: giấy phép xây dựng nhà ở; hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của tòa án nhân dân… Ngoài ra, người dân cần nộp thêm các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và các giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai. Thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho cá nhân và tổ chức tối đa 15 ngày. Nghị định cũng yêu cầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền theo quy định của pháp luật.
(Nguồn thuvienphapluat.vn)


Sống vui vẻ, hài hước

"Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi" do The Bookworm biên soạn, NXB Thanh Niên và Minh Long Book phối hợp xuất bản. Thuộc thể loại sách kỹ năng nhưng với nhiều câu chuyện thuyết phục, sách cuốn hút người đọc qua từng chuyên mục và vui cười bởi những ví dụ dí dỏm, thông minh.
"Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi" chinh phục người đọc bằng những câu chuyện minh họa vừa cười, vừa ngẫm về tác dụng tuyệt vời của hài hước trong đời sống. Sách chia làm 5 chương, trình bày về những nguyên tắc hài hước của người thành công, trong đời sống hôn nhân, giao tiếp, đàm phán và nghề nghiệp. Mỗi chương gồm nhiều đề mục nhỏ với các lập luận sắc sảo và các dẫn chứng sinh động, thú vị.
(Sống vui vẻ)
Sách có những câu chuyện về ứng xử thông minh, hài hước của những nhân vật nổi tiếng như Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Thủ tướng Anh Churchill, triết gia Socrates, nhà thơ Đức Goethe… cho đến những câu chuyện bình dị, gần gũi trong đời thường. Tất cả cho thấy: biết cách hài hước đúng mực không những mang lại niềm vui trong cuộc sống, tinh thần lạc quan, thiện cảm của mọi người mà còn là bí quyết thành công trong giao tiếp, công việc. Do đó, người đọc dễ dàng bị cuốn hút theo những trang viết về các vấn đề, kỹ năng vận dụng sự hài hước như: nhìn nhận thế giới từ góc độ thú vị, quân tử hùng biện- hài hước hỗ trợ, nghệ thuật tự trào, ca thán cũng phải dễ nghe, hài hước khiến đối phương thay đổi, khéo léo dùng sự hài hước để giải tỏa không khí nặng nề…
Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có khiếu hài hước nên muốn có được kỹ năng này phải chịu khó rèn luyện, học hỏi. Sách đưa ra những lời khuyên và những gợi ý tích cực để người đọc vận dụng một cách hiệu quả. Đó là cần phải đọc nhiều sách để nâng cao kiến thức của bản thân, bồi dưỡng một tâm hồn cao thượng và niềm tin lạc quan, nâng cao khả năng quan sát và trí tưởng tượng, mở rộng quan hệ giao tiếp, đừng hài hước tùy tiện, hài hước phải tao nhã, khi không thể hài hước thì đừng cố…
Dẫn chứng cho điều này là trường hợp của cựu Tổng thống Mỹ Reagan. Ông vốn không phải là người hài hước nhưng ông đã dùng một biện pháp "thủ công" nhất: mỗi ngày học thuộc một câu chuyện cười. Dần dần, ông đã có thể phản xạ, ứng biến các tình huống một cách nhanh trí, thông minh và tạo được tiếng cười cho mọi người. Chẳng hạn, khi ông đang phát biểu trong một buổi trình diễn piano ở Nhà Trắng thì phu nhân của ông không cẩn thận ngã cả người và ghế xuống thảm. Thấy vợ của mình không bị thương, Reagan liền hài hước chêm vào một câu: "Em yêu, anh từng nói với em rồi, chỉ khi anh không được mọi người vỗ tay thì em mới cần làm như thế". Phút chốc, tiếng vỗ tay và tiếng cười xóa tan không khí ngượng ngùng (trang 134).
Bên cạnh những kỹ năng để có được sự hài hước thì nhóm biên soạn còn gửi đến độc giả một thông điệp ý nghĩa: "Chỉ cần bạn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống thì sự hài hước sẽ luôn ở bên bạn".
Nguồn: baocantho.com.vn

Saturday, March 18, 2017

Làm thế nào để đàn ông sống lâu hơn

Lập gia đình, nhìn vòng một phụ nữ và ái ân nhiều giúp phái mạnh kéo dài tuổi thọ.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của đàn ông là 76,4 tuổi. Con số này thấp hơn 81,2 tuổi của phụ nữ bởi về mặt sinh học, phái đẹp sở hữu 2 nhiễm sắc thể X cho phép dự phòng khi đột biến xảy ra. Để tìm ra cách kéo dài tuổi thọ đấng mày râu, các chuyên gia khắp thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và dưới đây là 5 điều không ngờ giúp nam giới sống lâu do Medical Daily liệt kê.

Nhìn vòng một phụ nữ
Đàn ông có thói quen ngắm từ gương mặt xuống ngực phụ nữ. Trước kia, một số công trình chỉ ra nhìn vòng một phái đẹp giúp nam giới kéo dài tuổi thọ song bị phản bác. Gần đây, Men's Health một lần nữa khẳng định điều này là đúng bởi nhìn ngực hay động vật dễ thương đều hỗ trợ nam giới cải thiện cảm xúc. Nhờ tinh thần tốt, sức khỏe sẽ được nâng cao. 
"Yêu" nhiều
Nghiên cứu trên tờ BMJ phát hiện tình dục có tác dụng bảo vệ sức khỏe đàn ông. Ở những người đạt cực khoái nhiều, nguy cơ tử vong sớm giảm 50% và tuổi thọ dài thêm 3-8 năm. Sex giúp tăng cường thể chất, giảm căng thẳng cùng nguy cơ bệnh tật. 
Lập gia đình
Khảo sát trên 127.000 người Mỹ cho thấy kết hôn sau tuổi 25 đem lại cảm giác an toàn cho phái mạnh và càng duy trì cuộc hôn nhân lâu, đấng mày râu càng sống thọ.
Bên cạnh đó, tờ Journal of Epidemiology & Community Health chỉ ra nguy cơ tử vong của đàn ông và phụ nữ có ít nhất một đứa con thấp hơn bạn đồng trang lứa không có con. Bước vào tuổi 60, sự khác biệt về tuổi thọ của người có con và người không có con là 2 năm với đàn ông và 1,5 năm với phụ nữ. Đến tuổi 80, các ông bố sống thọ hơn nam giới không có con 8 tháng. Khoảng cách này ở phái đẹp là 7 tháng. Nguyên nhân được cho là sinh con giúp cha mẹ sống khoa học, lành mạnh.
Chịu trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm vừa cải thiện kết quả làm việc vừa kéo dài sự sống. Nghiên cứu trên tờ Journal of Personality and Social Psychology cho thấy những cụ già được giao trách nhiệm chăm sóc cây cối ở viện dưỡng lão cải thiện rõ rệt về khả năng giao tiếp, mức độ tỉnh táo cũng như chức năng cơ thể nói chung. 
Tăng cân
Tăng cân sau khi làm cha không chỉ bảo vệ sức khỏe đàn ông mà còn khiến họ trở nên hấp dẫn. Trong cuốn sách How Men Age, tác giả Richard G. Bribiescas lập luận đàn ông đầy đặn ít bị đau tim và ung thư tuyến tiền liệt. Họ dành thời gian cho con cái thay vì tìm kiếm những người phụ nữ khác và sự tăng lên của mỡ cơ thể khiến họ quyến rũ hơn trong mắt phái đẹp. 


Friday, March 10, 2017

Sống phải có bản lĩnh

‘Mệnh’ là cái cớ của kẻ thất bại, ‘vận’ là lời khiêm tốn của người thành công
Làm người, chỉ số IQ cao hay thấp cũng không sao, chỉ số EQ thế nào cũng không thành vấn đề, nói thẳng ra, bạn có thể không thông minh, cũng có thể không giỏi về giao tiếp xã hội, nhưng nhất định phải bản lĩnh.
(Ảnh minh họa)

Làm người có khí phách lớn, thì sẽ có thành công lớn. Bởi vì ý chí, mới là tiêu chuẩn của người thành công.
Nếu chỉ một chút trở ngại đã khiến bạn quỵ ngã,
Nếu chỉ một hai lời nói xấu cũng làm bạn tức giận,
Nếu hơi một chút là đã ghét, căm hận người khác,
Vậy thì bản lĩnh của bạn thật quá nhỏ…
Hãy ghi nhớ một câu nói: Càng cố gắng càng gặp may.
Bỏ nóng nảy, bỏ lười biếng, làm trống rỗng phần não không cưỡng nổi quyến rũ, mở to đôi mắt dễ bị mọi thứ lôi cuốn.
Tĩnh tâm để làm tốt việc bạn cần làm, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu. Khi bạn thật sự cố gắng, bạn sẽ phát hiện rằng mình xuất sắc hơn so với tưởng tượng rất nhiều.
Trên đời này ngoại trừ việc sinh tử, thì các việc khác đều là chuyện nhỏ. Bất kể bạn gặp chuyện phiền não gì, đều không nên làm khó dễ cho chính mình.
Bất luận hôm nay xảy ra chuyện tồi tệ gì, thì cũng đừng bao giờ thất vọng về cuộc sống, bởi vì vẫn còn có ngày mai.
Điều tuyệt diệu chỉ chờ đợi những người đang tiến về phía trước
Người có mục tiêu đang chạy băng băng, người không có mục tiêu đang lạc lối, bởi vì họ không biết phải đi đâu!
Người có mục tiêu đang cảm ơn, người không có mục tiêu đang oán trách, bởi vì họ cho rằng cả thế giới đều nợ họ!
Người có mục tiêu ngủ không được, người không có mục tiêu ngủ không dậy, bởi vì không biết thức dậy rồi sẽ làm gì!
Lúc cảm thấy khổ não chính là lúc bản thân vỡ lẽ ra rằng: Dễ đi thì chính là đường xuống dốc! Đang trong chịu đựng là vì bạn đang đi lên dốc, đi qua rồi, bạn nhất định sẽ có tiến bộ.
Nếu bạn đang oán trách vận mệnh không chiếu cố, vậy thì hãy ghi nhớ: “Mệnh, là cái cớ của người thất bại; Vận, là lời nói khiêm tốn của người thành công”.
Mặc dù mệnh là do thiên định, nhưng thiên định không có nghĩa là để mặc mọi thứ ra sao thì ra, càng không phải để oán trách, bởi đó chỉ là một kiểu biểu hiện của nhu nhược; nỗ lực hết mình mới là thái độ cần có của cuộc đời!

(Nguồn: Ts. Lê Thẩm Dương)

Saturday, March 4, 2017

Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng sẽ mất

Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Chắc đã không ít lần, các bạn được nghe những lời trong đời:
Người khôn nói ít, nghe nhiều, lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan, Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi, Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.
(Ảnh Minh Họa)
 1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.
3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy?
Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.
4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
 Đừng nói những điều làm tổn thương nhau
5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa
Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Thất tình là “Thích, phẫn nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục”. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, khộng tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.
6. Thường cảm ơn trong lòng
Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ.
Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu nghiệp, mà ngược lại còn làm cho nghiệp tăng lên.
7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?
Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại.
Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại!
8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch.
9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết.
Miệng để nói lời hay ý đẹp
Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.
10. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.
Cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày, vì thế mỗi ngày hãy tự mỉm cười với mình nhé!
(Nguồn: Sưu tầm)

Sunday, December 4, 2016

Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam và nhu cầu tuyển dụng hiện nay

Trong quý III, nhu cầu tuyển dụng và người đi tìm việc làm đều tăng, song doanh nghiệp chủ yếu cần lao động phổ thông; nhóm có chuyên môn kế toán, ngân hàng không có nhiều cơ hội.

Ngày 2/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cập nhật thông tin thị trường lao động quý III năm 2016. Cả nước có 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý II nhưng giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong số 456.000 người trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp, có 202.000 người tốt nghiệp đại học trở lên.
Trong quý này, thất nghiệp tăng về tỷ lệ và số lượng, đặc biệt là trong nhóm thanh niên. Tỷ lệ thanh niên thành thị thất nghiệp là 8,78%, gấp gần 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,34%).
(Ảnh: minh họa)
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, thị trường lao động đang có sự mất cân đối ở một số nghề. Nhu cầu tuyển dụng và số người đi tìm việc làm đều tăng, song các doanh nghiệp tuyển nhiều nhất vẫn là lao động phổ thông (68%), may mặc khoảng (12%). Trong khi đó, người có chuyên môn kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng thuộc nhóm đi tìm việc nhiều nhất nhưng không có nhiều cơ hội.
Do điều chỉnh lương tối thiểu, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương là 4,93 triệu/tháng, tăng 80.000 đồng so với quý II. Theo khảo sát, lao động làm việc trong ngành kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất, tiếp theo là nhóm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Thứ trưởng Bộ Lao động Doãn Mậu Diệp cho hay, qua 9 tháng, kinh tế phát triển nhưng chậm so với cùng kỳ. "Khó khăn về công ăn việc làm, số người thất nghiệp gia tăng vẫn là thách thức lớn", ông nói.
(Nguồn: theo Vnexpress.net)

Các Luật, Bộ Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017

Điểm danh lại danh sách của 08 Luật, Bộ Luật mới bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ năm 2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 06/04/2016 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 05/04/2016 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 05/04/2016 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 25/11/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 25/11/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
(Ảnh: Bộ luật dân sự 2015)
Được Quốc hội thông qua và ngày 20/11/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Được Quốc hội thông qua và ngày 25/06/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
(Sưu tầm)

Friday, December 2, 2016

Trường học và trường đời - bề ngoài nên vâng lời tuyệt đối, còn bên trong cần tỉnh táo và gắng sức nổi loạn

Có những người xuất sắc ở trường học nhưng thảm bại ở trường đời, và ngược lại.
Chúng ta đều muốn trở thành những cá nhân xuất sắc ở trường vì một lý do hiển nhiên vẫn thường nghe: trường học là đoạn đường quan trọng để vững bước vào đời.
Về bản chất, chẳng mấy ai thực tình yêu thích điểm 10. Chúng ta muốn đạt điểm cao vì tất nhiên là ai cũng muốn sau này sẽ có một sự nghiệp toàn vẹn, một ngôi nhà thoải mái và sự ngưỡng mộ của mọi người xung quanh.
 Nhưng đôi khi, có một điều khó hiểu lại xảy ra thường xuyên hơn cái thứ dường như được công nhận tuyệt đối ở trên: có những người xuất sắc ở trường học nhưng thảm bại ở trường đời, và ngược lại.
(Ảnh minh họa)
Ngôi sao ở trường hợp thứ nhất, người từng biết chính xác cách làm hài lòng giáo viên bây giờ có lẽ đang bị xếp dưới đáy ở văn phòng nào đó, hoặc chuyển về tỉnh thị với hi vọng tìm được việc tốt hơn. Con đường tưởng như dẫn chắc đến thành công cuối cùng lại khiến họ đâm vào cát bụi.
 Thật ra, chúng ta không cần phải ngạc nhiên: chương trình giảng dạy ở trường không phải do những người thực sự giàu kinh nghiệm, am hiểu hay tài ba về thế giới ngoài kia thiết kế nên. Các thể loại giáo trình không được xây dựng dựa trên cuộc đời viên mãn thực sự của những con người đang sống trong thời điểm hiện tại. Thay vào đó, tri thức từ chúng bị ảnh hưởng bởi đủ kiểu thế lực chạy suốt hơn một trăm năm phát triển – trong đó chủ yếu là giáo trình của các tu viện thời Trung cổ, quan điểm của một số học giả Đức ở thế kỷ XIX, và mối quan tâm của những tầng lớp quý tộc.
Điều này giúp lý giải muôn vàn tật xấu mà trường học tiêm nhiễm:
o Họ ngụ ý rằng những điều quan trọng nhất đã được khám phá, và mọi điều trong sách đã là chân lý rồi. Họ chẳng giúp gì ngoài việc cảnh báo chúng ta về mối hiểm nguy của tính nguyên bản.
o Họ muốn chúng ta giơ tay lên để chờ được chọn. Họ muốn chúng ta liên tục xin phép sự đồng thuận từ người khác.
o Họ dạy ta nuôi dưỡng hơn là thay đổi kỳ vọng.
o Họ dạy ta sắp xếp lại các ý tưởng đã có sẵn hơn là phát minh ra cái mới.
o Họ dạy ta kì vọng rằng những người có chức quyền biết tất tật - thay vì cho phép ta tưởng tượng ra theo những cách đầy cảm hứng rằng không ai thực sự nắm được chuyện gì đang xảy ra cả.
 o                Họ dạy ta tin rằng họ luôn trăn trở về những lợi ích lớn nhất, tốt nhất và gắn liền với cả cuộc đời của ta mà không tiết lộ rằng họ thực tình chỉ hứng thú với những thành tích ta đạt được ở các khóa học thử thách thiển cận và hạn hẹp mà họ đặt ra. Họ chẳng cứu được ta và càng không bao giờ có động lực để làm điều đó.
o Họ dạy ta tất cả mọi thứ ngoại trừ hai kỹ năng thực sự quyết định vận mệnh cuộc sống sau này: biết cách chọn công việc phù hợp cho mình và biết cách tạo lập những mối quan hệ mĩ mãn. Họ sẽ chỉ ta tiếng Latin và cách tính chu vi đường tròn trước khi dạy ta những môn học cốt lõi: Lao động và Yêu thương.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những gì ta cần làm để thành công trong cuộc sống là cứ đội sổ ở trường học. Một cuộc sống tốt đẹp đòi hỏi ta làm hai thứ khó nhằn: trở thành một học trò cực kỳ ngoan ngoãn trong 20 năm, và đồng thời không bao giờ mù quáng tin rằng những thứ chúng ta bị bắt học có giá trị và tầm quan trọng dài lâu.

 Chúng ta, bề ngoài nên vâng lời tuyệt đối, còn bên trong cần tỉnh táo và gắng sức “nổi loạn”.
(Nguồn: Sưu tầm)

Nếu thông minh, tại sao bạn lại không hạnh phúc

Một tác phẩm học thuật đã chỉ ra rằng, sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, người ta cần ba nguyên liệu sau cho hạnh phúc: các mối quan hệ xã hội thiết thực, thành đạt trong công việc, và tự do đưa ra các quyết định độc lập.
Nhưng một công trình nghiên cứu về hạnh phúc đã chỉ ra một sự thực ít người để ý: học hành tử tế hơn, giàu có hơn, hay thành đạt hơn chẳng có liên quan nhiều đến việc họ có hạnh phúc hay không. Hay nói cách khác, một người như thế ít có khả năng cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn.
Raj Raghunathan, Giáo sư chuyên ngành marketing, trường Kinh doanh Austin’ McCombs thuộc Đại Học Texas, đã cố gắng lí giải vấn đề hóc búa này trong cuốn sách gần đây If You’re so Smart, Why aren’t You Happy (tạm dịch: Nếu thông minh, tại sao bạn lại không hạnh phúc). Cuốn sách của Raghunathan được xếp vào nhóm sách self-help (gồm có các bài nói chuyện truyền cảm hứng, và bài tập đánh giá sự tiến bộ), nhưng những cam kết của ông đối với nghiên cứu khoa học đã tạo nền móng vững chắc cho thể loại này với những hướng tiếp cận sắc sảo hơn.
(Ảnh minh họa)

 Gần đây tôi đã có buổi trò chuyện với Raghunathan về cuốn sách của ông. Bài phỏng vấn dưới đây đã được biên tập và cô đọng giúp người đọc dễ hiểu.
Joe Pinsker: Một trong những cơ sở của cuốn sách là người đọc có thể có ý niệm về những thứ khiến họ hạnh phúc, nhưng cách họ tiếp cận những thứ đó lại khiến họ không thể có được hạnh phúc tối đa. Ông có thể đưa ra ví dụ cho sự mâu thuẫn này không?
Raj Raghunathan: Nếu muốn giỏi giang, tinh thông trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể xem xét hai hướng tiếp cận lớn sau. Thứ nhất là quan tâm đến cái người ta vẫn gọi là so sánh xã hội, hay chính là muốn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó chẳng hạn như “Tôi muốn trở thành giáo sư giỏi nhất”, hoặc đại loại như thế.
Hướng tiếp cận này tồn tại nhiều vấn đề, trong đó một vấn đề lớn là rất khó đánh giá. Tiêu chuẩn nào để đánh giá một người trong một lĩnh vực cụ thể? Tiêu chuẩn nào để trở thành giáo sư giỏi nhất? Có liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy không? Nếu như chỉ làm công tác giảng dạy, thước đo đó có phải là đánh giá từ học sinh, là nội dung giảng dạy ở lớp học, hay là số lượng học sinh làm bài kiểm tra điểm cao hay số lượng học sinh thi đỗ? Nói chung, việc đánh giá gặp khó khăn bởi vì các tiêu chuẩn đánh giá càng trở nên nhập nhằng trong các lĩnh vực nhỏ hơn hay thiên về kĩ thuật nhiều hơn.
Thông thường mọi người sẽ hướng đến các tiêu chuẩn ít mơ hồ hơn – kể cả nếu chúng chẳng hề ăn nhập. Mọi người đánh giá những giáo sư giỏi nhất thông qua số lượng giải thưởng hay mức lương họ nhận được, hoặc ngôi trường họ đang công tác. Nhìn qua chúng có vẻ là những tiêu chuẩn tốt để đánh giá mức độ giỏi giang của một người, nhưng thực sự chúng chẳng hề tương ứng với một lĩnh vực cụ thể nào.
Thế mà chúng ta lại rất nhanh chóng thích nghi với những tiêu chuẩn đó. Tháng này nếu được tăng lương khủng, niềm hạnh phúc của bạn có thể kéo dài trong 1 tháng, 2 tháng, có thể 6 tháng. Nhưng khi bạn đã quen với việc đó, bạn sẽ muốn có một bước nhảy lớn khác. Bạn sẽ luôn muốn có những thứ đó để duy trì hạnh phúc. Nếu để ý hầu hết mọi người, bạn sẽ thấy nguồn hạnh phúc này không hề bền vững.
Pinsker: Vậy hướng tiếp cận còn lại là gì?
Raghunathan: Tôi đề xuất một hướng tiếp cận thay thế, đó là quan tâm hơn đến những thứ bạn thật sự giỏi và những điều bạn thích làm. Khi bạn không cần bận tâm so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ hướng đến những điều bạn thực sự thích làm, những điều bạn thực sự giỏi, và nếu bạn đủ kiên trì, khả năng bạn thành công là rất cao. Lúc đó danh tiếng, quyền lực, và cả tiền bạc, mọi thứ sẽ đến với bạn như những sản phẩm phụ, chứ không phải bạn trực tiếp theo đuổi chúng để trở nên nổi trội hơn người khác.
Trở lại với ba điều mọi người cần sau khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng - sự giỏi giang, mối quan hệ và sự tự chủ - tôi sẽ thêm một điều nữa: chính là thái độ, cách nhìn cuộc sống. Cách nhìn đó thể hiện qua một trong hai xu hướng: một là tiếp cận theo tư duy khan hiếm, nếu mình chiến thắng thì người khác sẽ thất bại. Tư duy này trói buộc bạn vào các so sánh xã hội. Hướng còn lại là tiếp cận theo tư duy dư thừa, trong đó mọi người đều có không gian để phát triển.
Pinsker: Tôi rất quan tâm đến ranh giới giữa dư thừa và khan hiếm mà ông chỉ ra trong cuốn sách bởi vì điều đó khiến tôi nghĩ đến kinh tế học ngay lập tức. Trên nhiều phương diện, kinh tế học là ngành học nghiên cứu về những thứ khan hiếm. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình tư duy được vận dụng khi người ta nghĩ đến sự khan hiếm không?
Raghunathan: Trong cuốn sách, tôi không cố gắng thuyết phục rằng tư duy khan hiếm là nông cạn hay hoàn toàn vô ích. Nếu bạn đang ở giữa chiến trận, hay trong khu vực nghèo đói bủa vây, nếu bạn đang đấu tranh vì sự sống còn, hay tham gia một cuộc thi thể thao cạnh tranh như đấm bốc, tư duy khan hiếm đóng vai trò rất quan trọng.
Thế giới phát triển theo định hướng khan hiếm thông qua quá trình tiến hóa từ rất lâu rồi, con người chúng ta là hậu duệ của những người sống sót trong quá trình chọn lọc ấy. Khan hiếm thực phẩm, khan hiếm tài nguyên, khan hiếm đất đai màu mỡ, v.v. Vì thế chúng ta rất tự nhiên đi theo con đường tư duy khan hiếm. Nhưng tôi nghĩ thực ra chúng ta không phải ngày nào cũng chiến đấu vì sự sống còn theo đúng nghĩa đen.
Tôi nghĩ con người là động vật bậc cao, chúng ta cần nhận ra rằng một số tàn tích của quá trình tiến hóa có thể kìm hãm chúng ta lại. Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực như quảng cáo, hay thiết kế phần mềm cho thấy nếu bạn không để bản thân suy nghĩ theo tư duy khan hiếm, nếu bạn không lo lắng về kết quả và bạn tận hưởng quá trình việc chứ không phải mục tiêu công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.


Pinsker: Bởi vì từ khi sinh ra chúng ta luôn suy nghĩ theo tư duy khan hiếm, tôi rất muốn biết chúng ta có thể làm gì để thay đổi lối tư duy của một người. Trong cuốn sách ông có nói đến thí nghiệm: những nhân viên mỗi ngày đều nhận được thư nhắc nhở việc đưa ra các quyết định để có được hạnh phúc tối đa thì hạnh phúc hơn những người không nhận được thư. Hạnh phúc chỉ đơn giản như thế thôi sao?
Raghunathan: Một mặt, rất tự nhiên, chúng ta đã chú ý nhiều hơn đến những điều tiêu cực. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng rất tự nhiên tìm kiếm hạnh phúc, khao khát được thành đạt và cố gắng hết sức để trở thành người giỏi nhất. Thực ra những gì chúng ta cần để hạnh phúc lại khá đơn giản: Chỉ cần làm những việc mà bạn cảm thấy ý nghĩa, và ngày ngày bạn có thể chìm đắm trong công việc đó.
Nếu quan sát, bạn sẽ thấy những đứa trẻ rất giỏi việc này. Chúng không bị xao nhãng bởi tất cả những tiêu chuẩn bề nổi kia. Chúng chỉ quan tâm đến những thứ thực sự khiến chúng vui. Trong cuốn sách, tôi có nói về việc mua cho con trai một chiếc ô tô đồ chơi nhỏ khi nó khoảng 3 tuổi, bởi vì nó thấy nhà hàng xóm có một chiếc ô tô như thế. Thằng bé chỉ chơi với chiếc ô tô được khoảng 3 ngày. Sau đó, nó muốn chơi với cái hộp đựng chiếc xe. Nó chẳng hề biết chiếc ô tô đắt hơn, giá trị hơn, hay có công nghệ tiên tiến hơn. Nó chơi với cái hộp chỉ bởi vì nhìn thấy nhân vật lợn con Hamilton trên tivi sống trong cái hộp. Thằng bé muốn bắt chước lợn con sống như thế.
Với nghiên cứu cụ thể đó, chúng tôi muốn mọi người chú ý đến những việc đơn giản khiến họ hạnh phúc. Ví dụ, thay vì ngồi xem TV, ông bố có thể cùng con trai chơi bóng chày. Dựa theo những nghiên cứu được thực hiện với các nhân viên của Fortune 500 và các sinh viên, những việc mọi người làm có thể khác nhau nhưng khi có lời nhắc, chúng tôi thấy họ thường đưa ra các quyết định nhỏ - thậm chí có thể gọi là vụn vặt tầm thường, nhưng chúng lại góp phần xây nên một cuộc sống hạnh phúc. Lời nhắc đơn giản mỗi ngày này chính là một dạng kiểm tra thực tế khiến mọi người chú ý đến mọi việc hơn.
Pinsker: Thông điệp về những yếu tố cần có để thành công trong kinh doanh mà mọi người nhận được trái ngược với lối tư duy này, ông nghĩ sao về việc này? Hay nói cách khác, ông có cho rằng việc leo lên chiếc thang nghề nghiệp không cần phải có tư duy dư thừa?
Động lực chèo lái hành vi
Raghunathan: Trong cuốn sách Động lực chèo lái hành vi (Drive), Daniel Pink có nói về việc những thứ trước đây từng được dùng để tạo động lực cho nhân viên - ông ấy gọi là phương pháp cây gậy và củ cà rốt- giờ đây đang được thay thế bằng “Động lực 2.0” bằng cách tìm ra niềm đam mê thực sự của mọi người. Một số công ty lớn nổi tiếng như Google và Whole Foods đang cố gắng áp dụng mô hình này.
Tôi cho rằng chúng ta đang dựa dẫm quá nhiều vào cách doanh nghiệp từng hoạt động trước đây. Trong một cuốn sách, Simon Sinek đã lí luận rằng doanh nghiệp và các quy tắc mà doanh nghiệp vận hành được tổ chức giống như cách quân đội từng hoạt động – theo cấp bậc và theo tư duy khan hiếm. Nhưng ông bảo, nếu để ý hơn đến các nhà lãnh đạo giỏi nhất trong quân đội, họ thường không như thế. Vì thế dựa trên cách mọi thứ từng hoạt động trong quá khứ, có một số ý kiến đang bị hiểu sai. Trên thực tế, một hướng tiếp cận thành công hơn trong kinh doanh và để đạt được thành công đang nổi lên hiện nay là tiếp cận theo tư duy dư thừa
Trong bức tranh tổng thể, các thông điệp đến từ giới kinh doanh hơi nhập nhằng. Tôi thấy các trường giảng dạy về kinh doanh thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tìm kiếm đam mê. Nhưng đồng thời nếu nhìn vào những người được mời tới để có bài phát biểu quan trọng hoặc việc chúng ta tập trung cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng doanh nghiệp hàng tuần, những điều đó chỉ là yếu tố bề nổi. Chúng ta mời những người làm ra triệu đô, rồi chúng ta nhìn vào những sinh viên theo học thạc sĩ mới vào trường và nhìn vào tiền lương của họ lúc ra trường.
Pinsker: Ông có nhắc đến việc mọi người dễ dàng thích nghi với những thay đổi tích cực trong cuộc sống. Tôi biết một nghiên cứu chỉ ra rằng những người trúng xổ số ở thời điểm một năm sau đó không hề hạnh phúc hơn những người gần đây vừa mới bị thương nghiêm trọng. Điều đó khiến tôi ấn tượng. Nếu ông bảo tôi quay lại thời trung học, và tôi viết bài cho tạp chí, tôi chắc hẳn đã vui mừng khôn xiết. Còn bây giờ, tôi hạnh phúc theo nhiều cách khác nhau, nhưng tôi vẫn có những cảm giác bất ổn và lo lắng như cũ về tương lai. Tôi cho rằng nhiều người khác cũng phải trải qua cảm giác đó. Ông có thể cho mọi người biết làm thế nào để xua tan những suy nghĩ đó không?
Raghunathan: Tôi cho rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều gặp phải tình huống éo le này. Bạn có những kì vọng, nếu bạn đạt được những điều đó, bạn sẽ hạnh phúc. Nhưng hóa ra điều đó lại không đúng. Nguyên nhân một phần là do sự thích ứng, nhưng một phần khác giống như bạn nhìn thấy ngọn núi trước mặt và bạn muốn trèo qua. Nhưng khi bạn đã trèo qua, bạn sẽ thấy rằng còn rất nhiều ngọn núi nữa cần phải trèo.
Về mặt này, khái niêm mà trong cuốn sách tôi gọi là “vô tư theo đuổi đam mê” (the dispassionate pursuit of passion) đã giúp tôi rất nhiều, và chung quy lại khái niệm này không đánh đồng hạnh phúc với những thành tựu đạt được. Không nên trói buộc hạnh phúc vào kết quả vì bản thân kết quả không có tác động tích cực hay tiêu cực rõ ràng đối với hạnh phúc. Có một số kết quả vô cùng khắc nghiệt như bị bênh giai đoạn cuối, hay là con cái qua đời, nhưng hãy để chúng sang một bên. Nếu bạn nghĩ đến việc chia tay người bạn gái thuở ấu thơ, hay việc bạn bị gãy tay và phải ở bệnh viện hai tháng, những lúc đó, bạn có thể cảm thấy, “Ôi, trời ơi, đúng là ngày tận thế mà. Mình sẽ chẳng thể nào bình thường được.”
Nhưng thực ra, chúng ta lại rất giỏi hồi phục. Không chỉ thế, những chuyện mà ta nghĩ cực kì tồi tệ lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta học hỏi và trưởng thành.
 Mọi người đều có dự cảm về những điều tốt đẹp hay những điều xấu sắp xảy ra. Khoa học chẳng có cách nào chứng minh dự cảm này đúng hơn dự cảm khác. Bạn tin vào điều nào bạn sẽ tìm thấy minh chứng cho điều đó. Nếu bạn tin cuộc sống nhân từ, bạn sẽ thấy nhiều minh chứng cho sự nhân từ đó và ngược lại. Điều này giống như viên thuốc trấn an lòng người. Giả sử tất cả những niềm tin này đều có giá trị như nhau, sao ta không tiếp nhận những niềm tin hữu ích trong cuộc sống?
Pinsker: Sau khi đọc sách và nói chuyện với ông, tôi hiểu rõ hơn, văn hóa nước Mỹ và thậm chí là chủ nghĩa tư bản nói chung, không mấy khuyến khích hướng tiếp cận dư thừa. Ông có biết nền văn hóa hay xã hội nào đã làm điều này không, hay thông thường một xã hội luôn gửi đi các thông điệp nhất định và mỗi người sẽ có lựa chọn riêng?
Raghunathan: Như tôi nói, có vẻ như chủ nghĩa tư bản nói chung không khuyến khích tư duy rộng rãi. Nhưng tôi nghĩ điều đó không hoàn toàn đúng. Chủ nghĩa tư bản có thể được chia theo hai tiêu chí quan trọng: Một là tự do luân chuyển con người, suy nghĩ và hàng hóa và tự do lựa chọn; Hai là sự phân bổ nguồn lực theo năng lực chứ không theo nhu cầu của mọi người.
Theo tôi, tiêu chí thứ nhất rất hay và tôi không thể bỏ qua. Và nếu tư tưởng đó đồng hành với sự phân bổ nguồn lực dựa theo năng lực thì tôi ủng hộ. Tôi không ủng hộ việc giới hạn quyền tự do suy nghĩ, tự do lựa chọn của mọi người, kể cả nếu như nó đi cùng với sự phân bổ nguồn lực theo nhu cầu của mọi người.
Tóm lại, bạn không thể ép mọi người chấp nhận lối tư duy dư thừa. Mỗi người phải tự mình lựa chọn, bằng cách tự mình khám phá và tự vấn lương tâm cũng như dựa vào khoa học. Lúc đó, một số người chủ động lựa chọn lối sống theo hướng xã hội chủ nghĩa hơn. Tôi nghĩ đó là cách hiệu quả nhất để chủ nghĩa tư bản tự mình thay đổi quan điểm và hướng đến lối tư duy dư thừa.
Phát Triển Tư Duy Của Bạn
Bạn có kiểu tư duy nào? Hãy trả lời những câu hỏi sau về trí thông minh. Đọc mỗi câu sau và quyết định liệu bạn đồng ý hay phản đối chúng.
1.                Trí thông minh của bạn là đặc điểm cơ bản mà bạn không thể thay đổi đáng kể.
2.                Bạn có thể học những thứ mới, nhưng bạn thực sự không thể thay đổi mức độ trí thông minh của bạn.
3.                Bất kể bạn thông minh tới đâu, bạn có thể luôn luôn thay đổi chút ít.
4.                Bạn có thể luôn luôn thay đổi phần lớn trí tuệ của mình.
Câu hỏi 1 và 2 là những câu hỏi tư duy bảo thủ. Câu hỏi 3 và 4 phản ánh tư duy cầu tiến. Lối tư duy nào bạn đồng ý hơn? Bạn có thể là ở nửa bên này, nửa bên kia, nhưng đa số mọi người đều chỉ theo một bên.
Bạn cũng có lòng tin với những khả năng khác của mình. Bạn có thể thay “thông minh” bằng “tài năng nghệ thuật”, “năng khiếu thể thao”, hoặc “năng lực kinh doanh”. Thử mà xem.
Không chỉ những khả năng mà cả những phẩm chất của bạn cũng vậy. Hãy xem những nhận định về nhân phẩm và tính cách sau và cân nhắc xem bạn đồng ý hay không đồng ý với câu nào nhất.
1.                Bạn thuộc một kiểu người nhất định, và khó có gì có thể thay đổi tính cách của bạn.
2.                Cho dù bạn thuộc kiểu người nào, bạn luôn luôn có thể thay đổi bản thân hoàn toàn.
3.                Bạn có thể hành động thế này thế khác, nhưng bản chất của bạn không dễ dàng thay đổi.
4.                Bạn có thể thay đổi luôn luôn những đặc tính cơ bản giúp phân định bạn thuộc kiểu người nào.
Câu hỏi 1 và 3 là câu hỏi tư duy bảo thủ. Câu hỏi 2 và 4 phản ánh tư duy cầu tiến. Bạn đồng ý với lối tư duy nào hơn?
Liệu nó có khác với trí thông minh? Có thể. Trí thông minh của bạn sẽ vào cuộc trong những trường hợp liên quan đến khả năng tâm thần.
Tư duy thiên về tính cách sẽ được sử dụng trong những trường hợp cần phẩm chất cá nhân – ví dụ, để xem bạn độc lập, dễ hợp tác, biết quan tâm hoặc có năng lực xã hội khác như thế nào. Tư duy bảo thủ khiến bạn quan tâm mình được đánh giá như thế nào, tư duy cầu tiến khiến bạn quan tâm đến phát triển bản thân.
Sau đây là vài cách khác để nhận định về hai kiểu tư duy
• Nghĩ về ai đó bạn biết lúc nào cũng suy nghĩ bảo thủ. Nghĩ về cách họ lúc nào cũng cố gắng chứng minh bản thân, rằng họ siêu nhạy cảm khi làm sai, mắc lỗi. Bạn đã từng băn khoăn tại sao họ lại như vậy? (Hay bạn lại như vậy?) Giờ thì bạn có thể hiểu lí do.
• Nghĩ về người có tư tưởng tiến bộ - người hiểu rằng những phẩm chất quan trọng có thể được nuôi dưỡng. Hãy nghĩ về cách họ đối mặt với khó khăn. Nghĩ về những việc họ làm để khiến mình tốt hơn. Có điều gì bạn muốn thay đổi hay cách nào giúp bạn phát triển bản thân?
• Vâng, giờ hãy tưởng tượng bạn quyết tâm muốn học một ngoại ngữ mới, bạn đăng kí một lớp học. Bạn tham gia vài buổi trong khóa học, giảng viên gọi bạn lên trước lớp và bắt đầu hỏi bạn hết câu này đến câu khác.
Hãy thử áp dụng tư duy bảo thủ. Năng lực của bạn đang bị thử thách. Bạn có cảm nhận được ánh mắt mọi người nhìn mình không? Bạn có thấy nét mặt giảng viên đánh giá bạn không? Hãy cảm nhận áp lực, cảm nhận cái tôi nhảy dựng lên. Bạn còn suy nghĩ và cảm nhận gì khác không?
Giờ hãy áp dụng tư duy cầu tiến. Bạn chỉ là tay mơ – đó là lí do vì sao bạn ở đây. Bạn ở đây để học. Giảng viên là người giúp bạn học tốt. Hãy cảm nhận áp lực biến mất, cảm nhận tâm trí thoải mái.

Thông điệp quan trọng ở đây là: Bạn có thể thay đổi cách tư duy của mình.
(Nguồn: Sưu tầm)

Nuôi dưỡng tư duy cầu tiến

Khi còn là nhà nghiên cứu trẻ, chỉ vừa mới bước vào nghề, một chuyện xảy ra đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi bị ám ảnh với việc tìm hiểu cách mọi người đối mặt với những thất bại, và tôi quyết định nghiên cứu bằng cách quan sát các học trò vật lộn với những bài tập khó. Vì vậy tôi đưa từng đứa trẻ một vào trong lớp ở trường của chúng, khiến chúng thoải mái và cho chúng một loạt các câu đố khó để giải.
Câu số 1 tương đối dễ, nhưng các câu tiếp sẽ khó dần. Trong lúc các em cau có, khó chịu và cặm cụi giải toán, tôi quan sát những chiến lược giải bài của chúng và thăm dò cách chúng suy nghĩ và cảm nhận. Tôi kì vọng sẽ có sự khác biệt giữa các em trong cách chúng đương đầu với khó khăn, nhưng rồi tôi nhận ra một điều mà mình chưa bao giờ ngờ tới.
Phải giải những bài tập khó, một cậu bé 10 tuổi nhấc ghế của mình lên, xoa hai tay vào nhau, cắn môi, và thét lên, "Con yêu thử thách!" Một cậu bé khác, đang làm bài toát mồ hôi hột, nhìn lên với nét mặt hài lòng và nói với giọng đầy quyền lực, "Cô biết đấy, con đang hi vọng có nhiều gợi ý hơn!"
(Ảnh minh họa)

Chúng làm sao vậy? Tôi tự hỏi. Tôi luôn nghĩ rằng hoặc là chúng ta đối mặt với thất bại hoặc là ta bỏ cuộc. Tôi chưa từng nghĩ có ai đó lại yêu thất bại cả. Có phải chúng là người ngoài hành tinh hay là chúng đã khám phá ra chân lý gì đó?
Ai ai cũng có người mình gọi là sư phụ, những người chỉ đường cho ta trong những giây phút quan trọng của cuộc đời. Lũ trẻ này là sư phụ của tôi. Rõ ràng chúng biết điều gì đấy mà tôi không biết và tôi quyết tâm phải tìm ra - để hiểu kiểu tư duy nào có thể biến thất bại thành một món quà.
Bọn trẻ đã biết điều gì? Chúng biết rằng những phẩm chất của con người như là các kĩ năng trí tuệ, có thể được nuôi dưỡng nhờ nỗ lực. Và đó là điều chúng đang làm - cố gắng thông minh hơn. Thất bại không khiến chúng nản lòng, chúng còn không thèm nghĩ rằng mình đang thất bại. Chúng nghĩ rằng mình đang học tập.
Tôi, mặt khác, lại nghĩ rằng các đặc điểm này được phong ấn từ khi mình sinh ra. Hoặc là bạn giỏi hoặc là đần, và thất bại nhiều chứng tỏ bạn thuộc vế sau. Đơn giản thế thôi. Nếu bạn có thể tóm được thành công và né được thất bại (bằng mọi giá), bạn có thể vẫn luôn là người thông minh. Sự đấu tranh, lầm lỗi, hay kiên trì không xuất hiện ở những con người xuất chúng.
Liệu các phẩm chất của ta là thứ có thể nuôi dưỡng hay là "của trời cho" là một vấn đề ngàn xưa. Bạn suy nghĩ ra sao về câu hỏi này mới là vấn đề mới: Đâu là những tác động của lối tư duy cho rằng trí thông minh hay tính cách của bạn là thứ có thể phát triển, trái với lối tư duy cho rằng đây là những đặc tính cố hữu, bén rễ sâu? Hãy cùng xem xét cuộc tranh cãi lâu đời, khốc liệt về bản tính con người và sau đó trở lại câu hỏi về ý nghĩa của hai niềm tin này đối với bạn.
TẠI SAO MỌI NGƯỜI KHÁC NHAU?
Từ thời hồng hoang, con người đã suy nghĩ khác nhau, hành xử khác nhau, và đạt được những thành tựu khác nhau. Thế nên câu hỏi dĩ nhiên phải đặt ra là: Tại sao tại sao, tại sao bạn kia lại thông minh hơn, tốt bụng hơn, và liệu có thứ gì đó bên trong khiến họ mãi khác người như vậy.
Các chuyên gia đứng về cả hai phía. Một số tuyên bố rằng chúng có nguồn gốc từ khác biệt sinh lý, khó có thể sửa đổi. Trong hàng trăm năm, những khác biệt cơ thể này đi từ những nốt lồi trên hộp sọ, kích thước và hình dạng của hộp sọ, và cho đến ngày nay là gene.
Một số khác chỉ ra những sai khác lớn lao trong hoàn cảnh xuất thân, trải nghiệm, quá trình đào tạo, hay phương pháp học mới là nguyên nhân. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một trong những người ủng hộ nhiệt liệt của quan điểm này là Alfred Binet, người sáng tạo ra bài kiểm tra IQ. Chẳng phải bài thi IQ sinh ra nhằm tóm gọn trí thông minh không thể thay đổi của lũ trẻ trong vài con số hay sao? Trên thực tế, không. Binet, một anh chàng người Pháp làm việc tại Paris trong những năm đầu thế kỉ 20, thiết kế bài kiểm tra này để xác định những người trẻ bị tụt hậu trong các trường học công ở Pháp, để các chương trình giáo dục mới có thể thiết kế lại để giúp đỡ chúng. Không phủ nhận những khác biệt trong trí thông minh của trẻ, ông tin rằng giáo dục và rèn luyện có thể mang lại những thay đổi trí tuệ căn bản. Đây là một đoạn trích từ một trong các cuốn sách lớn của ông, Những ý tưởng hiện đại về trẻ em, trong đó ông tóm tắt công trình của mình khi nghiên cứu hàng trăm trẻ có chứng khó học:
Rất nhiều các triết gia hiện đại...khẳng định rằng trí thông minh của một cá nhân là một đặc điểm cố định, không thể phát triển. Chúng ta phải biểu tình và phản ứng lại sự bi quan dã man này... Nếu có luyện tập, đào tạo, và quan trọng nhất, phương pháp, ta có thể tăng cường sự tập trung, trí nhớ, phán đoán và theo nghĩa đen, trở nên thông minh hơn trước đây.
Ai nói đúng? Ngày nay hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng đây không phải là câu trả lời có-hoặc-không. Vấn đề không phải là tự nhiên hay nuôi dưỡng, gene hay môi trường. Từ trong bào thai, sẽ luôn có sự tác động qua lại giữa hai thứ. Trên thực tế, như Gilbert Gottlieb, một nhà khoa học thần kinh nổi tiếng, chỉ ra, không chỉ gene và môi trường cùng hợp tác khi ta lớn, mà các gene còn đòi hỏi đầu vào từ môi trường để có thể hoạt động chính xác.
Cùng lúc đó, các nhà khoa học đang học được rằng con người có nhiều khả năng hơn mình tưởng để học tập và phát triển bộ não suốt đời. Tất nhiên, mỗi người sẽ được trời phú cho những ưu thế gene khác nhau. Họ có thể bắt đầu với tính cách, khả năng khác nhau, nhưng rõ ràng là trải nghiệm, huấn luyện và nỗ lực cá nhân có thể lo phần còn lại. Robert Sternberg, bậc thầy hiện đại về trí thông minh, viết rằng yếu tố chính quyết định mọi người có thể trở thành chuyên gia hay không "không phải nằm ở khả năng trước đó của họ, mà nằm ở sự rèn luyện có mục đích." Hay như Binet nhận thấy, không phải người nào sinh ra thông minh nhất rồi cũng là người thông minh nhất.
TẤT CẢ ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI BẠN? HAI LOẠI TÂM TRÍ
Nghe các chuyên gia chém về các vấn đề khoa học là một chuyện. Hiểu cách áp dụng hai quan điểm này với bạn thế nào là một chuyện khác. Trong 20 năm trời, nghiên cứu của tôi đã chỉ ra rằng quan điểm bạn chọn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách bạn sống cuộc đời này. Nó có thể quyết định bạn có thể trở thành người như mình mong muốn không và bạn có thể đạt được những gì mình coi trọng không. Điều này xảy ra như thế nào? Làm sao một niềm tin đơn giản lại có sức mạnh biến đổi tâm lý và cuộc đời bạn được?
Khi tỉn rằng mình không thể thay đổi những phẩm chất của mình - tư duy bảo thủ - bạn sẽ tạo ra một nhu cầu phải chứng tỏ bản thân liên tục. Nếu trí tuệ, tính cách, đạo đức của bạn chỉ ở một ngưỡng nhất định - thì tốt nhất ngưỡng đó phải khá cao. Thật khó để chịu đựng được cảm giác thiếu hụt những đặc tính căn bản này trong mình.
Một vài người đã được đào tạo tư duy này từ khi còn nhỏ. Thậm chí khi là một đứa bé, tôi phải cố gắng thông minh, nhưng tư duy bảo thủ thực sự được đóng dấu bởi cô giáo lớp 6 tên là Wilson của tôi. Không giống như Alfred Binet, cô tin rằng điểm IQ sẽ nói lên cả cuộc đời bạn. Chúng tôi được xếp chỗ ngồi trong lớp theo thứ tự IQ, và chỉ những học sinh có IQ cao nhất mới được mang cờ, giặt giẻ lau bảng, hay đưa giấy tờ cho hiệu trưởng. Ngoài những khó chịu hàng ngày cô gây ra khi phán xét các học sinh, cô đang tạo ra một lối tư duy mà mọi học sinh trong lớp chỉ có một mục tiêu phải đạt được duy nhất - hãy chứng tỏ mình thông minh, đừng có tỏ ra ngu ngốc. Thế thì ai còn quan tâm hay thích thú việc học nếu mỗi lần làm bài kiểm tra hay lên bảng, bạn sẽ đánh mất hết danh dự của mình.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người với chỉ một mục tiêu chứng tỏ bản thân kiểu này - trong lớp học, trong sự nghiệp và trong mối quan hệ của họ. Mỗi một tình huống lại đòi hỏi họ phải khẳng định sự thông minh, cá tính hay nhân cách của mình. Mỗi một tình huống đều bị đánh giá: Liệu mình sẽ thành công hay thất bại? Liệu mình trông có thông minh hay ngu ngốc? Liệu mình sẽ được nhận hay bị loại? Liệu mình có cảm thấy như một kẻ chiến thắng hay thua cuộc?
Nhưng chẳng phải xã hội của chúng ta đề cao trí tuệ, cá tính, và nhân cách hay sao? Mong muốn có được chúng không phải quá bình thường sao? Đúng, nhưng...
Có một lối tư duy khác mà bạn không coi những phẩm chất này là 'trời sinh voi, trời sinh cỏ', không phải lúc nào cũng cố gắng thuyết phục mình hay người đời rằng mình tài giỏi. Theo lối suy nghĩ này, bạn mới đang ở những nấc thang đầu của quá trình phát triển. Tư duy cầu tiến được dựa trên niềm tin rằng những phẩm chất cơ bản của bạn là những thứ bạn có thể nuôi dưỡng nhờ nỗ lực. Mặc dù mỗi cá nhân đều có xuất phát điểm khác nhau - từ tài năng, năng lực, mối quan tâm, tính khí - nhưng ai cũng có thể thay đổi và phát triển thông qua rèn luyện và trải nghiệm.
Có phải những người với tư duy này tin rằng ai cũng có thể làm bất cứ điều gì, rằng ai có động lực hoặc giáo dục chuẩn mực cũng có thể trở thành Einstein hay Beethoven? Không, nhưng họ tin rằng tiềm năng thực sự của một con người vẫn còn chưa được khai phá; rằng ta không thể thấy trước những gì một cá nhân có thể đạt được nếu họ có đam mê, chăm chỉ, và được đào tạo đúng đắn.
Bạn có biết rằng Darwin và Tolstoy từng được coi là những đứa trẻ bình thường? Rằng Ben Hogan, môt trong những tay gôn vĩ đại nhất mọi thời đại, khi còn nhỏ là một đứa vô cùng vụng về? Rằng nhiếp ảnh gia Cindy Sherman, người nằm trong mọi danh sách những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế kỉ 20, đã trượt lớp học chụp ảnh đầu tiên của cô? Rằng Geraldine Page, một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của ta từng được khuyên hãy từ bỏ vì bà không có tài?
Niềm tin cho rằng những phẩm chất quý giá này có thể phát triển sẽ tạo ra niềm đam mê học tập. Tại sao lại tốn thời gian chứng tỏ bản thân mình vĩ đại thế nào, khi bạn có thể tiến bộ mỗi ngày? Tại sao phải che dấu những khiếm khuyết thay vì vượt qua chúng? Tại sao lại phải tìm những đứa bạn hay người yêu chỉ để làm tăng sự tự tin thay vì những người dám thách thức bạn lăn xả? Đam mê phá bỏ giới hạn của bản thân và quyết đi tới cùng, thậm chí (và đặc biệt) khi mọi chuyện diễn ra không suôi sẻ, là dấu hiệu đặc trưng của tư duy cầu tiến. Đây là phong cách suy nghĩ sẽ giúp mọi người vượt qua những lúc bi đát nhất của cuộc đời mình.
MỘT GÓC NHÌN TỪ HAI KIỂU TƯ DUY
Để bạn hiểu hơn về cách hai kiểu tư duy hoạt động, hãy tưởng tượng, sống động nhất có thể, rằng bạn đang có một ngày rất rất tệ:
Ngày đó, bạn đi học một môn tủ rất quan trọng với bạn. Giảng viên trả bài kiểm tra giữa kì cho cả lớp. Bạn được điểm 4. Bạn cực kì thất vọng. Buổi tối trên đường trở về nhà hôm đó, bạn lại bị công an giao thông bắt. Cực kì buồn chán, bạn gọi cho người bạn thân mất của mình để giãi bày, nhưng cũng bị làm lơ.
Bạn sẽ nghĩ gì? Bạn cảm thấy ra sao? Bạn sẽ làm gì?
Khi tôi hỏi mọi người có tư duy bảo thủ, đây là điều họ sẽ nói: "Tôi cảm thấy như bị ruồng bỏ." "Tớ là một thất bại thảm hại." "Tớ là đứa ngu ngốc." "Tớ là kẻ loser". "Tớ chẳng có giá trị gì - mọi người đều giỏi hơn tớ." "Tớ là đứa bỏ đi." Nói cách khác, họ coi những chuyện vừa xảy ra như một thước đo năng lực và giá trị trực tiếp của mình.
Đây là những gì họ nghĩ về cuộc đời mình. "Cuộc đời tớ thật đáng thương." "Tớ sống như chết." "Ai đó ở tầng trên không ưa tớ." "Thế giới này ruồng bỏ tớ." "Ai đó muốn hủy hoại cuộc đời tớ." "Không ai yêu tớ cả, mọi người đều căm ghét tớ ." "Cuộc đời thật bất công và mọi nỗ lực của tớ đều như muối bỏ bể." "Đời thật nhạt. Tớ thật ngu. Chẳng có gì tốt đẹp sẽ đến với tôi hết." "Tớ là đứa bất hạnh nhất hành tinh này."
Xin lỗi đã ngắt lời, nhưng có thực sự là trời đang sập hay chỉ là vấn đề về điểm số, bị pikachu bắt, hay một cú điện thoại dở hơi?
Có phải đây chỉ là những người thiếu tự tin? Hay luôn bi quan? Không, khi họ không gặp thất bại, họ cảm thấy lạc quan và yêu đời - và tỏa sáng, cuốn hút - giống hệt như những người có tư duy cầu tiến.
Vậy họ sẽ đối mặt với vấn đề ra sao? "Tớ sẽ chẳng buồn bỏ thời gian và công sức để hoàn thành tốt thứ gì nữa." "Đếch làm gì sất." "Ở nhà ngủ." "Đi uống rượu." "Ăn." "Quát bất cứ đứa nào nếu tớ có cơ hội." "Ăn kẹo sô cô la." "Nghe nhạc và bĩu môi." "Chui vào tủ quần áo của tớ và ngồi đó." "Đánh nhau với đứa nào đấy." "Khóc." "Đập thứ gì đó." "Còn gì để tớ giải sầu nữa không?"
Bạn biết đấy, khi tôi viết tình huống này, tôi cố tình để điểm 4, chứ không phải 2.  Đây là bài giữa kì chứ không phải bài cuối kì. Bị công an bắt, chứ đâu phải gặp tai nạn giao thông. Đứa bạn thân chỉ không chú tâm, chứ đâu phải chối bỏ bạn. Không phải tận thế đang đến. Vậy mà từ những nguyên liệu này, tâm trí bảo thủ đã tạo ra cảm giác thất bại hoàn toàn và tê liệt
Khi tôi đưa tình huống tương tự này cho những người có tư duy cầu tiến, đây là những gì họ nói. Họ nghĩ rằng:
"Tớ cần cố gắng hơn trong lớp, cẩn thận hơn khi đi xe, và hỏi xem liệu bạn mình cũng đang có một ngày tồi tệ."
"Điểm 4 có nghĩa là tớ phải chăm chỉ học bài hơn, nhưng tớ còn cả nửa kì còn lại để gỡ điểm."
Có rất nhiều câu nói kiểu này, nhưng tôi nghĩ là bạn hiểu vấn đề rồi. Giờ, họ sẽ đối mặt với thử thách ra sao? Đáp án là đối mặt trực tiếp.
"Tớ bắt đầu nghĩ về việc học hành chăm chỉ hơn (hoặc học theo phong cách khác) cho bài kiểm tra tiếp theo trong lớp, đằng nào cũng mất tiền công an rồi, và tớ sẽ giải quyết chuyện với người bạn thân nhất của mình trong lần gặp mặt tới."
"Ôn bài chăm chỉ cho bài kiểm tra tiếp theo, nói chuyện với giáo viên, cẩn thận khi lái xe và tìm hiểu xem bạn mình có vấn đề gì."
Dù bạn có tư duy bảo tiến hay bảo thủ thì bạn vẫn sẽ bức bối thôi. Đời này ai không buồn chứ? Những chuyện như bị điểm xấu hay bị người bạn thân hay người yêu bỏ rơi - chúng chẳng có gì vui vẻ cả. Tuy nhiên những người có tư duy cầu tiến không tự chụp mũ mình và buông tay. Kể cả khi họ đang sầu đời, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đối mặt với những thách thức và tiếp tục cố gắng.
VẬY, CÓ GÌ MỚI KHÔNG?
Đây có phải một ý tưởng chưa từng có không? Người đời đã nói nhan nhản về tầm quan trọng của rủi ro và sức mạnh của sự kiên trì, như là "Liều thì ăn nhiều" và "Nếu ban đầu bạn không thành công, hãy thử lại, thử tiếp" hay "Rome không được xây trong một ngày." Điều ngạc nhiên là những người có tư duy bảo thủ sẽ không đồng ý. Đối với họ, "Trèo cao thì ngã đau." "Nếu ban đầu bạn không thành công, có thể bạn không có khả năng đó." "Nếu Rome không được xây trong một ngày, có lẽ đừng xây nữa." Hay nói cách khác, rủi ro và nỗ lực là hai thứ có thể bộc lộ sự bất tài của bạn và chỉ ra rằng bạn không đủ khả năng để làm việc này. Trên thực tế, thật ngạc nhiên khi thấy mức độ những người có tư duy bảo thủ không tin vào sự nỗ lực.
Điểm mới nữa là quan điểm của mọi người về rủi ro và nỗ lực nảy sinh từ chính lối tư duy của họ. Không đơn giản chỉ là một số người ngẫu nhiên nhận ra giá trị của việc thách thức bản thân và sự quan trọng của tính kiên trì. Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng lối suy nghĩ này bắt nguồn trực tiếp từ tư duy cầu tiến. Khi chúng tôi dạy mọi người cách tư duy cầu tiến, tập trung vào sự phát triển, góc nhìn của họ về sự thất bại và cố gắng cũng thay đổi theo. Tương tự, vấn đề không phải là ngẫu nhiên một số người lại ghét thử thách và cố gắng. Khi ta (trong một khoảng thời gian) đặt mọi người vào lối tư duy bảo thủ, tập trung vào những phẩm chất cố định, họ nhanh chóng sợ hãi chướng ngại và đánh giá thấp nỗ lực.
Ta thường gặp những cuốn sách với tựa đề kiểu Mười bí mật của những người thành công nhất thế giới chiếm hết các giá sách, và những cuốn này có thể đưa ra một vài lời khuyên hữu ích. Nhưng chúng thường là một danh sách những bài học rời rạc, như "Hãy liều lĩnh hơn!" hay "Hãy tin vào bản thân mình!" Mặc dù đọc xong bạn có thể ngưỡng mộ những vĩ nhân này, bạn không bao giờ thấy rõ các bài học kết nối với nhau như thế nào hoặc các bước để mình đạt được thành tích tương tự. Vì vậy, bạn có thể đầy nhiệt huyết trong vài ngày, nhưng về căn bản thì bí mật thành công của họ vẫn được giữ kín.
Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu tư duy bảo thủ và cấu tiến, bạn sẽ hiểu chính xác tính logic của chúng - làm sao một niềm tin rằng những phẩm chất của bạn được trời cho dẫn tới một loạt những suy nghĩ và hành động kiểu này, và làm sao một niềm tin rằng những phẩm chất của bạn có thể được phát triển lại có dẫn tới một loạt những suy nghĩ và hành động hoàn toàn khác. Đó là thứ mà các nhà tâm lý học như chúng tôi gọ là trải nghiệm Aha!. Tôi không chỉ chứng kiến cảnh này khi dạy mọi người về lối tư duy mới, mà tôi đã nhận được rất nhiều các bức thư từ những độc giả đã học công trình của tôi...
TỰ KHAI SÁNG: AI CÓ QUAN ĐIỂM CHÍNH XÁC VỀ TÀI NĂNG VÀ GIỚI HẠN CỦA HỌ.
Có thể, những người có tư duy cầu tiến không nghĩ mình là Einstein hay Beethoven, nhưng chẳng phải họ có khả năng tâng bốc bản thân qua và cố gắng làm những điều bất khả thi? Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy con người đánh giá năng lực của mình cực kì tệ. Gần đây, chúng tôi có làm thí nghiệm để xem ai dễ chuẩn đoán sai hơn? Đúng là mọi người đều đoán sai, nhưng chính những người có tư duy bảo thủ lại là nhóm chiếm phần sai nhiều nhất. Những người có tư duy cầu tiến, ngạc nhiên thay, lại đoán vô cùng chuẩn xác.
Khi nghĩ sâu hơn về hiện tượng này, bạn sẽ thấy nó hợp lý. Nếu, giống như những người có tư duy cầu tiến, bạn tin rằng mình có thể phát triển bản thân, thì bạn sẽ cởi mớ trước các thông tin chính xác xác định năng lực hiện tại của mình. Hơn nữa, nếu bạn muốn học để giỏi hơn, bạn lại càng cần sự phản ánh chính xác để có thể học hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có tin tốt hay xấu về những phẩm chất quý giá của bạn - như với những người có tư duy bảo thủ - chắc chắc thông tin đó sẽ bị biến đổi. Một số kết quả sẽ bị phóng đại, một số thì được biện hộ, và bạn sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai.
Howard Gardner, trong cuốn sách Những trí tuệ siêu phàm (Extraordinary Minds), kết luận rằng những kẻ xuất chúng có "tài năng đặc biệt khi xác định điểm mạnh và điểm yếu cảu mình." Thú vị là những người có tư duy cầu tiến dường như cũng có năng lực này.
(Nguồn: http://tramdoc.vn/)


Wednesday, November 30, 2016

A only way to success - Work



Speakers:
Jack Ma
Steve Harvey
Pharrell Williams
Tyler Perry
Cristiano Ronaldo
Howard Schultz
Gary Vaynerchuk
Jared Leto
Robin Sharma
Kevin Plank
Guy Kawasaky
1)This video has no negative impact on the original works (It would actually be positive for them)
2)This video is also for teaching purposes.
3)It is not transformative in nature.
4)I only used bits and pieces of videos to get the point across where necessary.