Ngày nay hiện tượng “trẻ hóa tội
phạm” ngày càng phổ biến, trong lứa tuổi học sinh, học cấp 2 (từ 12 tuổi đến 16
tuổi), cấp 3 (từ 16 tuổi đến 18 tuổi) tình trạng vi phạm pháp luật về hành
chính và hình sự ngày càng diễn ra nhiều. VD các tội về xúc phạm danh dự nhân
phẩm, gây hại sức khỏe, tính mạng người khác, các tội về trộm cắp… Theo quy định
của pháp luật các hành vi vi phạm ở lứa tuổi này sẽ bị xử lý như sau:
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Pháp luật
không có quy định hình thức xử lý cả về hành chính và hình sự.
- Trẻ em từ đủ
12 tuổi đến dưới 14 tuổi: Có thể áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại
xã phường thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
- Trẻ vị
thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:
+ Có thể áp dụng
biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường thị trấn hoặc đưa vào trường
giáo dưỡng.
+ Bị xử lý hình sự nếu phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự
có quy định khác.
* Để tìm hiểu rõ hơn có thể nghiên cứu các quy định sau:
Điều 90. Đối
tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Luật xử lý vi phạm
hành chính)
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định
tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa
đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi
trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực
hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội
02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở
bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn
chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 92. Đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Luật xử lý vi phạm hành
chính)
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý
quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định
tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc,
gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách
nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng
nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
xác nhận.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Bộ luật hình sự)
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều
151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài
sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội
tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma
túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất
ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe
trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ,
thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát
tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập
trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người
khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự).
No comments:
Post a Comment