Wednesday, September 28, 2016

Người giữ xe của bạn có trách nhiệm gì?

- Về hình thức gửi và giữ xe là hợp đồng miệng, bên nhận giữ tài sản có đưa vé hoặc không đưa vé nhưng giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (thể hiện qua lời nói, hành vi chỉ dẫn, hướng dẫn của nhân viên bảo vệ, địa điểm gửi xe.. theo Điều 559- BLDS).
- Vậy bên giữ xe phải có trách nhiêm:
Bảo quản và trả lại chính tài sản đó (xe) cho bên gửi.
Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng: thiên tai, lụt lụt, hỏa hoạn... (theo điều 560,561-BLDS).

(Ảnh minh họa)

Trích Bộ Luật Dân Sự 2015
Điều 559. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Bộ luật dân sự không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập thành văn bản do đó dựa vào cơ sở nhận trông giữ tài sản, bên nhận giữ tài sản có đưa vé hoặc không đưa vé nhưng giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (thể hiện qua lời nói, hành vi chỉ dẫn, hướng dẫn của nhân viên bảo vệ, địa điểm gửi xe..). Trong các giao dịch dân sự, pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên nên giao dịch bằng lời nói hoặc bằng hành vi trong trường hợp gửi giữ đều được chấp nhận. 
Điều 560. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
Bên gửi tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu huỷ hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận."
Điều 561. Quyền của bên gửi tài sản  
Bên gửi tài sản có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng."
Như vậy, nếu bên giữ xe làm mất mát, hư hỏng tài sản thì bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Giá trị thiệt hại nếu không có thỏa thuận thì được tính bằng toàn bộ thiệt hại Theo khoản 3 Điêu 422 Luật dân sự
"3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại."

(TG: PhongLG)

No comments:

Post a Comment