Wednesday, February 3, 2016

Tại sao chúng ta dùng SOS làm tín hiệu cầu cứu

Trong bộ phim “Titanic”, sau khi con tàu hào hoa tráng lệ nhất thời bấy giờ đầm vào tảng băng và gặp nạn, vị thuyền trưởng đã mệnh lệnh cho các nhân viên trên tàu liên tục phát tín hiệu cầu cứu SOS đối với các thuyền bè mọi phía xung quanh. SOS đã trở thành một từ phổ biến được dùng riêng cho việc cầu cứu. Vậy bạn có biết tại sao lại dùng từ này làm tín hiệu cầu cứu?
Một số người cho rằng: SOS là những chữ đầu của cụm từ SAVE OUR SHIP, tức là “xin hãy cứu con thuyền của chúng tôi”. Cách nói này rất phổ biến. Bởi vì có không ít những thuật ngữ chuyên môn trong tiếng Anh rất phổ biến là dùng những chữ ở đầu mỗi từ ghép lại thành một từ mới mang tính chất đại diện.
(Ảnh min họa)
Nhưng các nhân viên hàng hải chuyên nghiệp thì thường cho rằng, sỡ dĩ SOS trở thành từ chuyên dụng cho việc cầu cứu khi gặp nạn nhân trên biển, nguyên nhân là ở hệ thống mật mã vô tuyến điện Mooc, S thay cho ba vạch ngắn “tit tit tit”, còn O thay cho ba vạch dài “ta ta ta”, khi nối với nhau sẽ là “ba ngắn, ba dài, ba ngắn”, không những các nhân viên phát tín hiệu rất tiện lợi, không bị hỗn loạn với những tín hiệu khác, đồng thời cũng dễ gây sự chú ý của những người tiếp nhận tín hiệu. Quan điểm này có những lý do về mặt kỹ thuật. Sau khi kết hợp hai tình huống trên lại, chúng ta có được giải thích toàn diện hơn về SOS.
Khi các con tàu dừng lại ở bến cảng, trạm vô tuyến điện trên tàu sẽ dừng làm việc, và khi ra khơi chúng lại tiếp tục làm việc liên tục. Trên thực tế, ngoài thời gian làm việc đã quen theo quy định, các báo vụ viên không nhất định phải làm việc trước máy. Nhưng khi tàu gặp nguy hiểm, công việc của báo vụ viên lại cực kỳ quan trọng. Anh ta cần phải căn cứ vào mệnh lệnh của thuyền trưởng để phát các tín hiệu SOS. Theo quy định, báo vụ viên và thuyền trưởng là người rời thuyền cuối cùng sau khi tàu gặp sự cố.
 Sau khi báo vụ viên phát ra tín hiệu SOS, họ phải phát các tín hiệu thông báo về phương hướng, vị trí, kinh độ, vĩ độ chính xác và cho các tàu khác tới cứu viện. Báo vụ viên cần liên tục phát ra tín hiệu SOS với tốc độ nhất định, đồng thời cách một quãng thời gian lại thu, nghe tín hiệu trả lời và chỉ thị của các tàu khác. Vì vậy công việc của người báo vụ viên trên tàu là vô cùng quang trọng, cũng cực kỳ nguy hiểm.
Hiện nay, không ít các con tàu hiện đại đã được lắp đặt hệ thống tín hiệu cầu cứu tự động. Cũng tức là máy báo tự động sau khi tàu bị nạn sẽ liên tục phát ra tín hiệu ba ngắn, ba dài, ba ngắn với một tốc độ nhất định, các tàu hoặc thiết bị tiếp nhận tự động ở các bến cảng sau khi tiếp nhận được tín hiệu chuẩn này sẽ phát tín hiệu cảnh báo, người báo vụ viên trực sẽ lập tức tiếp nhận tín hiệu con thuyền gặp nạn và cố gắng liên lạc bằng mọi cách.
Hệ thống tự động này đã giảm đi nhiều mức độ lao động của các báo vụ viên, cũng chính xác đáng tin cậy hơn.
(Nguồn: Ánh sáng tri thức khoa học)

No comments:

Post a Comment